Đối tác - Liên kết

Chiêm Thành

Thảo luận trong 'Giới thiệu Nha Trang - Khánh Hoà' bắt đầu bởi ThikThiChjeu, 27/4/08.

  1. ThikThiChjeu

    ThikThiChjeu New Member

    Tham gia ngày:
    26/1/08
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]
    Người Chăm ngày nay tại Ninh Thuận(nguồn Centifolia cung cấp)

    Hôm nay Đông Tà lại muốn gửi tới các bạn một vấn đề về lịch sử của chúng ta. Là người Vietnam phải biết sử Vietnam. Vấn đề này sách giáo khoa thường được nhắc tới rất sơ sài, bản thân chính Đông Tà hồi học phổ thông cũng hoàn toàn mù mờ về vấn đề này. Đó là vấn đề Chiêm Thành. Đông Tà sẽ cố gắng dùng cách diễn tả câu cú đơn giản nhất theo lối kẻ chuyện để chúng ta dễ hiểu vấn đề nhất. Các bạn bổ xung thêm nhé !

    Lãnh thổ Vietnam hình chữ S với hơn 3200km bờ biển là cả một quá trình dài cả ngàn của tổ tiên ta dựng nước và mở mang bờ cõi. Sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938. Nước ta bắt đầu thoát khỏi ách đô hộ Bắc thuộc và quá trình mở mang bờ cõi bắt đầu được các Triều đại ta quan tâm. (Lưu ý là thời điểm khi Ngô Quyền giành tự chủ ấy biên giới phía Nam của Đại Việt chỉ tới quãng Đèo Ngang thôi nhé !)

    Chiêm Thành là tên gọi của Vương quốc Chăm Pa, đây thực ra gồm 5 tiểu vương quốc (kéo dài từ sau dãy Hoành Sơn tới Bình Thuận ngày nay).

    Vào năm 982, nhà Tiền Lê do Vua Lê Đại Hành khởi xướng tiến đánh Chiêm Thành, phá huỷ thành trì tông miếu của người Chiêm. Tuy nhiên lãnh thổ Đại Việt vẫn chưa được mở mang vào thời kỳ này.

    Nhà Lý 10 lần tiến đánh Chiêm Thành (riêng Lý Thường Kiệt 2 lần dẫn quân vào đánh chiếm, đốt phá Kinh đô Chiêm rồi rút về). Chiêm Thành sau đó phải dâng cho Đại Việt thêm 3 châu huyện của họ là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh. Biên giới Đại Việt tiến dần xuống tới Đèo Hải Vân.

    Đến đời Trần, vua Chiêm là Chế Mân mang sính lễ, vàng bạc và dâng thêm 2 châu huyện là châu Ô và châu Lý để bang giao thông gia với Đại Việt hỏi cưới công chúa Huyền Trân (khi Chế Mân chết, Nhà Trần đã lại dùng kế đưa Huyền Trân trở về)

    Tuy nhiền, trong thời gian triều đại nhà Trần nắm quyền, có một vua Chiêm là Chế Bồng Nga rất kiêu hùng, binh hùng tướng mạnh. Thường thân chinh dẫn quân nhiều lần đánh phá biên cương và lãnh thổ Đại Việt. Mỗi lần như vậy, quân Chiêm Thành thường huy đông hàng ngàn thớt voi và hàng ngàn chiến thuyền đánh phá theo hai hướng thủy - bộ, đã từng mấy lần cướp phá tận Kinh thành Thăng Long của nhà Trần. Trong một trận thủy chiền với Trần Khát Chân, thuyền Vương của Chế Bồng Nga bị lọt vào ổ phục kích và Chế Bồng Nga bị tử nạn (vì Chế Bồng Nga có thói quen đích thân đứng ở mũi thuyền Vương chỉ huy chiến trận). Từ đó quân Chiêm thành từ đó không dám cướp phá nhà Trần nữa...

    Đến nhà Hậu Lê, năm 1471 Vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành chiếm Đồ Bàn, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành. Vua Lê Thánh Tông chia đất còn lại của Chiêm Thành làm ba phần. Biên giới Đại Việt lại kéo dài xuống Đèo Cù Mông. Vùng đất từ Đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi các chúa Chăm Pa vẫn duy trì cho đến đời chúa Nguyễn Hoàng.

    Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy phần đất từ đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, đặt làm Phủ Phú Yên.

    Năm 1695. Chúa Nguyễn Phúc Chu cầu hòa với quân đội Chiêm cho phép lập lại Thuận Thành Trấn vương, phong Kế Bá Tử làm Trấn Vương, cai trị Thuận Thành Dân (người Chăm và các dân tộc miền núi Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên – Đông Nam Bộ).

    Năm 1832. Vua Minh Mạng nhà Nguyễn thực hiện cải thổ quy lưu, đất đai Thuận Thành bị sát nhập hết vào Tỉnh Bình Thuận.



    Chiêm Thành từ đây hoàn toàn bị diệt vong !


    Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, các đền đài và cung điện của họ đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được các nhà khảo cổ người Pháp phát hiện. Và ngày nay một trong những phế tích của văn hóa Chăm Pa tại Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.

    Dưới đây là một bài hát nhạc vàng mà chúng ta đã có lần được nghe, tuy nhiên có khi nghe mà không để tâm lắm. Nhưng nếu nghe kỹ ca từ cũng thấy ẩn chứa rất nhiều điều khiến ta tò mò...

    Hận Đồ Bàn

    Sáng tác: Xuân Tiên



    Rừng hoang vu!
    Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
    Ngàn gió ru
    Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
    Vạc kêu sương!
    Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
    Đàn đóm vương
    Như bóng ai trong lúc đêm trường về.
    Rừng trầm cô tịch
    Đèo cao thác sâu
    Đồi hoang suối reo
    Hoang vắng cheo leo
    Ngàn muôn tiếng âm
    Tháng, năm buồn ngân...
    Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.
    Người xưa đâu?
    Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.
    Lầu các đâu?
    Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu.

    Đồ Bàn miền Trung đường về đây...
    Máu như loang thắm chưa phai dấu
    xương trắng sâu vùi khí hờn căm...khó tan.
    Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp!
    Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...
    Vượt khơi

    Về kinh đô
    Ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù ...
    Triền sóng xô
    Muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ ...
    Tiệc liên hoan
    Nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn
    Dạ yến ban
    Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm.
    Một thời oanh liệt
    Người dân nước Chiêm
    Lừng ghi chiến công
    Vang khắp non sông.
    Mộng kia dẫu tan.
    Cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.
    Người xưa đâu?
    Mồ đắp cao hay đã sâu thành hào.
    Lầu các đâu?
    Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu

    Đồ Bàn miền Trung đường về đây...
    Máu như loang thắm chưa phai dấu
    xương trắng sâu vùi khí hờn căm...khó tan.
    Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp !
    Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...
    Người xưa đâu ? ​

    Tất cả đã là quá khứ, ngày hôm nay tất cả chúng ta đều là con dân nước Việt. Chúng ta sống và hiểu biết về mảnh đất mình đang sống để càng thêm mến yêu.
    P/S : Nghe bảo vấn đề này hơi nhậy cảm, ai chưa biết thì tìm hiểu, ai biết rồi nhẹ tay cho cái nhé !


    (Theo Blog Đông Tà)​
     
  2. coral_reef

    coral_reef New Member

    Tham gia ngày:
    9/9/07
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bài viết rất có ích tuy không phải là thông tin mới. Nếu là người nha trang thì hãy luôn nhớ rằng tên thành phố là bắt nguồn từ tiếng Chăm và rất có thể chúng ta-người nha trang- không phải là người thuần việt vì sự giao thoa của người việt phía bắc và người của những tiểu quốc chiêm thành. Biết để mà tôn trọng họ chứ nhiều khi mình vẫn xem họ như những ngừoi thiểu số.
     
  3. KioTuan

    KioTuan New Member

    Tham gia ngày:
    21/4/08
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    1 bài hay............
     
  4. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    những bài viết thế này được gọi là Spam nếu các bạn thấy hay thì chỉ cần bấm vào nút "cảm ơn" bên dưới bài viết đó là đủ, còn nếu các bạn muốn bàn luận thì vui lòng viết bài trao đổi đi sâu vào vấn đề trọng tâm của topic. Bài này mình trích dẫn nhầm nhắc nhở làm mẫu để các bạn biết và chú ý. chúng tôi sẽ giáng chức hoặc nhắc nhở, cảnh cáo, bannick tùy theo mức độ vi phạm nếu tình trạng này vẫn còn sảy ra ở các trường hợp sau. vì một diễn đàn chất lượng và bổ ích mong các bạn chú ý!
    BQT