Đối tác - Liên kết

Chuyên bán các loại tép cảnh phụ kiện dành cho tép

Thảo luận trong '8. Thú nuôi - Sinh vật cảnh' bắt đầu bởi USD$$$, 31/12/13.

  1. krian

    krian New Member

    Tham gia ngày:
    9/12/13
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    bình luận

    uppppppppppppp phụ
    chúc bạn đắt hàng nhé
     
  2. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Thank bạn. Tép rc thuờng cho anh em mới chơi vẫn còn nha
     
  3. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Tổng quan
    Tép nước ngọt có một cơ chế sinh sản độc đáo mà nhiều phương diện còn chưa được khám phá. Những gì đã biết đôi khi sai lệch hoặc chưa chính xác. Bài này được viết với mục đích lý giải càng nhiều càng tốt về cơ chế sinh sản của tép nước ngọt. Bài tập trung vào những loài tép không trải qua giai đoạn phát triển ấu trùng mà trứng trực tiếp nở ra những bản sao nhỏ xíu của tép trưởng thành.

    Giới tính
    Dĩ nhiên, việc nắm vững cơ chế sinh sản là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định giới tính của tép. Nhưng điều này không dễ dàng. Một số loài rất dễ xác định trong khi những loài khác thì không. Những loài dễ xác định giới tính gồm tép cherry đỏ (red cherry shrimp), tép vàng (yellow shrimp), tép bông tuyết (snowball shrimp); những loài cực kỳ khó xác định giới tính gồm tép tấm đỏ (red goldflake shrimp), tép đỏ (cardinal shrimp), tép hề (harlequin shrimp). Cách xác định giới tính tùy thuộc vào mỗi loài. Hãy tìm hiểu thông tin về từng loài và cách để xác định giới tính.

    Tuổi:
    Giới tính phụ thuộc vào tuổi. Xác định giới tính tép trưởng thành dễ hơn nhiều so với tép non. Tép non rất khó xác định giới tính, đôi khi là không thể được ở kích thước và loài nhất định. Hầu như không thể xác định được giới tính của tép rất non bởi vì chúng chưa thể hiện các đặc điểm về giới tính. Tốt nhất chỉ nên xác định giới tính tép trưởng thành.

    Kích thước và màu sắc:
    Ở nhiều loài, tép cái thường lớn hơn tép đực. Màu tép cái đôi khi cũng đậm và sẫm hơn so với tép đực. Chẳng hạn như tép cherry đỏ, tép cái không chỉ to hơn mà còn đỏ hơn. Tép cherry đỏ đực hầu như trong suốt và nhỏ hơn nhiều. Tép cái của một số loài đôi khi có đường chỉ dưới lưng. Dưới đây là hình một cặp tép cherry đỏ. Lưu ý đến khác biệt về kích thước và nhất là màu sắc.

    Tép cherry đỏ đực và cái
    [​IMG]

    Đặc điểm giới tính:
    Có những phương pháp khác nữa để xác định giới tính tép một cách dễ dàng. Những đặc điểm giới tính dùng để phân biệt tép đực với tép cái một cách ngay lập tức. Những đặc điểm này thường xuất hiện ở tép cái và là những đặc điểm giải phẫu nhất định ở tép cái vốn không bao giờ hiện diện ở tép đực. Một số đặc điểm xuất hiện vào những giai đoạn nhất định trong khi một số khác lại luôn thường trực. Dĩ nhiên, cá thể đang mang trứng hiển nhiên là tép cái. Tuy nhiên, khi trứng không hiện diện thì vẫn có cách để nhận biết.

    "Yên ngựa”:
    Một trong những đặc điểm phổ biến và dễ nhận thấy nhất là sự hiện diện của “yên ngựa” hay những trái trứng chưa phát triển bé xíu bên trong buồng trứng. Thuật ngữ “yên ngựa” (saddle) xuất phát từ một thực tế rằng trứng chưa phát triển nằm ở trên lưng tép, phía sau đầu, trông giống như cái yên trên lưng ngựa. Ở dưới là hình tép vàng với trứng và “yên ngựa”. Lưu ý rằng hình trước trông giống như cái yên trên lưng ngựa, hình sau là những trái trứng chưa phát triển bé xíu tạo nên hình “yên ngựa”.

    Tép vàng với trứng và “yên ngựa” (saddle)

    [​IMG]
    Cận cảnh yên ngựa
    [​IMG]

    Bụng căng:
    Một cách nữa để phân biệt tép đực với tép cái là bụng hay vùng bên dưới đuôi căng. Khi tép cái mang trứng, vùng bụng có tác dụng che chắn để trứng không bị hư hại. Dấu hiệu bụng căng thường xuất hiện ở cá thể cái của nhiều loài tép nhưng một vài loài không xuất hiện đặc điểm này. Bụng không căng không có nghĩa rằng đó là tép đực. Điều này thực sự phụ thuộc vào độ tuổi và quan trọng hơn là loài cần xác định. Hình dưới là một con tép ong đỏ (crystal red shrimp) cái với vùng bụng căng tròn.

    Tép ong đỏ cái với vùng bụng căng tròn
    [​IMG]

    Giao phối
    Hành vi: giao phối giữa tép đực và tép cái diễn ra cực nhanh. Trong vòng vài giây, tép đực vào vị trí bụng đối bụng với tép cái để nạp tinh và nhanh chóng rời đi. Đôi khi bạn có thể thấy tép đực thường xuyên quấy rối tép cái khi cố gắng bám lấy nó. Bạn có thể nghĩ rằng tép đang đánh nhau nhưng cũng có thể là một con tép đực đang cố gắng giao phối với tép cái. Ở dưới là một vài hình ảnh tép cherry đực đang nạp tinh cho tép cái.

    Tép đực đang nạp tinh cho tép cái
    [​IMG]

    Tép đực đang nạp tinh cho tép cái


    Thụ tinh: như đã nói ở trên, tép cái chứa nhiều trứng chưa phát triển bé xíu ở buồng trứng hay còn gọi là “yên ngựa”. Tép đực nạp tinh vào tép cái trước khi trứng di chuyển từ buồng trứng ra bụng. Trong khi di chuyển đến bụng, trứng được thụ tinh nhờ tinh trùng được nạp sẵn từ trước. Nhiều người hiểu sai rằng trứng được thụ tinh sau khi xuất hiện dưới bụng. Bạn không hề thấy tép cái giao phối một khi trứng đã xuất hiện, mà chỉ thấy khi nó chưa mang trứng. Tép đực có “chân phụ” (appendage) nhỏ dùng để nạp tinh cho tép cái. Ở dưới là hình “chân phụ” của tép đực và cận cảnh.

    Chân phụ của tép cherry đỏ
    [​IMG]

    Cận cảnh chân phụ
    [​IMG]

    Những điều chưa biết: còn có nhiều điều chưa biết về cơ chế giao phối của tép. Được biết, ngay sau khi lột vỏ thì tép cái sẵn sàng giao phối. Làm sao tép đực nhận biết được tép cái đang sẵn sàng giao phối hãy còn là điều chưa biết. Có lẽ, nó tiết ra tín hiệu hóa học hay loại tín hiệu nào đấy mà chỉ loài tép mới nhận biết được. Được biết, khi tép cái lột vỏ, tép đực bơi ngật ngưỡng trong hồ để tìm tép cái chịu giao phối. Nếu bạn thấy một đám tép bơi lòng vòng trong hồ và để ý đến giới tính của chúng. Khi nhìn kỹ, bạn phát hiện ra tất cả đều là tép đực. Nếu gặp trường hợp này và mọi thứ đều ổn thì có nghĩa rằng chúng đang tìm đối tượng để giao phối.

    Thai nghén
    Mang trứng (berried): tép cái chính thức thai nghén một khi trứng xuất hiện. Như đã nói ở trên, một khi trứng xuất hiện có nghĩa là chúng đã được thụ tinh. Có nhiều nguyên nhân khiến trứng rụng hay thất thoát. Một số người cho rằng tép non mới ấp trứng lần đầu còn “nghiệp dư” và thường làm rớt trứng. Số khác lại tin rằng tép cái yếu và căng thẳng sẽ bị mất trứng. Người ta cũng tin rằng tép cái già thường có nhiều trứng. Tất cả những điều trên đều có thể đúng. Được biết, nếu các điều kiện đều ổn và tép cái mạnh khỏe thì nó sẽ đẻ một cách thường xuyên, trứng nở và rồi lại mang trứng vài ngày sau đó.

    Phát triển: sự phát triển của trứng tùy thuộc vào mỗi loài. Trứng nở nhanh hay chậm tùy loài. Trứng nhiều hay ít cũng tùy loài. Màu sắc của trứng cũng khác biệt tùy loài. Bạn nên tìm hiểu thông tin về sự phát triển của trứng, kích thước, màu sắc… đối với từng loài. Ở một số loài, bạn có thể nhận biết khi trứng gần sắp nở. Đa phần khi tép cái mang trứng và “yên ngựa” xuất hiện là dấu hiệu trứng gần nở. Một cách khác đơn giản hơn là quan sát cặp mắt của bào thai bên trong trứng. Trứng có mắt là dấu hiệu sắp nở trong vòng vài ngày. Với một số loài tép, bạn có thể không thấy mắt của bào thai.

    Trứng tép vàng với mắt
    [​IMG]

    Trứng tép bông tuyết với mắt
    [​IMG]

    Ấp
    Tép mới nở: tép nở cực nhanh. Tép non dường như bung ra khỏi trứng và bám vào vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, chẳng hạn như rêu. Những người từng chứng kiến tép nở nói rằng tép non dường như bay ra từ bụng của tép mẹ. Một số thậm chí còn nói rằng tép mẹ hỗ trợ con bằng cách “thúc” hay đẩy chúng. Rất khó để quan sát tép nở. Tép cái có xu hướng ẩn náu và tép non thậm chí có thể nở vào ban đêm.

    Tép cherry đỏ mới nở

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ấp nhân tạo: dù tin hay không thì bạn thực sự có thể ấp tép mà không cần đến tép cái. Một ngày nào đó bạn có thể thấy một con tép cái bị chết mà vẫn còn mang trứng. Đấy là điều đáng buồn bởi vì mỗi trái trứng tương đương với một tép con. Tuy nhiên, bạn có thể ấp chúng theo một số bước đơn giản và chế độ chăm sóc đặc biệt. Tất cả thông tin mà bạn cần có thể tìm thấy trong bài “Ấp trứng tép nhân tạo”. Các nhà lai tạo tép nên đọc bài này. Bạn có thể chưa cần biết cho đến khi phải đối diện với một con tép cái đang mang trứng bị chết. Cách thực hiện rất đơn giản và không cần phải tư vấn “khoa học
     
  4. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
  5. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Mới về vài con tôm nước ngọt size 7 8 9 đây . Tôm xanh 150k/1c , tôm đỏ và trắng 120k/1con
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  6. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Crayfish chỉ còn 5 con , 2 trắng ,2 đỏ 1 xanh nha. Thank mọi nguời đã ủng hộ Tôm xanh 150k/1c , tôm đỏ và trắng 120k/1con
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  7. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Chỉ còn 2 trắng và 1 xanh thôi nha ai qua hốt lẹ dùm nha
     
  8. Mr_CoCa*

    Mr_CoCa* New Member

    Tham gia ngày:
    23/6/12
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    có tôm cái việt nam chưa bạn ??????????????
     
  9. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    chưa bạn ơi mà về cũng chỉ có size 4 thôi k có size lớn như hôm trước
     
  10. Mr_CoCa*

    Mr_CoCa* New Member

    Tham gia ngày:
    23/6/12
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Size 4 cũng đc bạn khi nào có pm nha bạn
     
  11. HOANGLAM.Co

    HOANGLAM.Co New Member

    Tham gia ngày:
    9/4/14
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ok khi nào có mình alo bạn
     
  12. HOANGLAM.Co

    HOANGLAM.Co New Member

    Tham gia ngày:
    9/4/14
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Hồ đã vào nước chuẩn bị nhập tép về . Hân hạnh mời anh em ghé xem !!!!
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  13. NhaTrang_NTC

    NhaTrang_NTC Member

    Tham gia ngày:
    25/3/10
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    like like like like like like like like like like like like
     
  14. HOANGLAM.Co

    HOANGLAM.Co New Member

    Tham gia ngày:
    9/4/14
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Update hàng về ngày 22/5 : FR, rili đỏ , vàng sọc, cá panda. Mọi nguời ủng hộ nào!!!!!!!
     
  15. nhoc_loc_choc

    nhoc_loc_choc Member

    Tham gia ngày:
    3/9/08
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Dự là sắp tới ông trải chiếu nằm đất, bỏ giường để làm thêm hồ nuôi mấy em chân dài, haha...đầu từ dữ quá...mua may bán đắt nhé
     
  16. HOANGLAM.Co

    HOANGLAM.Co New Member

    Tham gia ngày:
    9/4/14
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chuyển hồ xuống duới nhà riêng 1 phòng rồi dự kiến chân dài bị chậm lại vì mới bị sự cố. Thank các bạn quan tâm
     
  17. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Update hÀng vỀ

    HÀng mỚi vỀ ngÀy 15/6 cÁc loẠi rc, fr ,cam, vÀng sỌc, blue rili, carbon rili. MỜi mỌi ngỪƠi qua Ủng hỘ
     
  18. HOANGLAM.Co

    HOANGLAM.Co New Member

    Tham gia ngày:
    9/4/14
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Một bài hay bên tepviet mình copy cho anh em tham khảo
    Lời đầu tiên xin gửi lời chào đến anh em, cao thủ tứ phương trên diễn đàn.


    Lời thứ 2 mình xin lưu ý về bài viết. Bài viết này mình dựa trên kinh nghiệm non nớt và CHỦ QUAN của bản thân (2 tháng bước vào thế giới thủy sinh) và lượng kiến thức có hạn và còn nhiều thiếu sót qua quá trình tìm hiểu các tài liệu liên quan. Nên mong anh em ném đá thật nhiệt tình để mình còn biết mà bổ sung, chỉnh sửa. Gạch nhiều có thưởng


    Câu 1: Thế nào là môi trường lý tưởng cho tép?


    Đáp: Môi trường lý tưởng cho tép là môi trường có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sự phát triển tối thiểu của tép, và các chất độc hại được kiểm soát ở mức độ thấp nhất! (Như PH, các chất khoáng, nhiệt độ, ánh sáng, hệ tuần hoàn nitrogen)
    Trong đó, hệ tuần hoàn nitrogen là mốt trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến chết tép.


    Câu 2: Vậy hệ tuần hoàn Nitrogen là gì?


    Đáp: Cái này rất phức tạp nếu nói theo kiểu "khoa học", nhưng để dễ hiểu thì nó thế này:
    Vòng tuần hoàn Nitrogen thực ra là một vòng lẩn quẩn được tạo ra nhằm mục đích tiêu diệt các chất độc hại cho tép (có nguồn gốc từ chất thải tép, xác thực vật thối rữa, thức ăn thừa, và phân nền mới). Những thứ đó sẽ theo sợ đồ này:


    Chất dơ -> NH3 -> NO2 -> No3 -> Sạch!


    Trong đó NH3 và NO2 là những chất cực kỳ hại cho tép, CÓ THỂ làm chết tép với liều lượng nhỏ trong hồ. No3 thì sẽ hại cho tép với mức độ cao hơn tí.


    Hệ tuần hoàn này được vận hành bởi những con vi khuẩn có chức năng khác nhau để chuyển hóa từng chất khác nhau. Và những con này chính là vũ khí tối tân, hiện đại, đơn giản, hiệu quả, và được ưa chuộng bậc nhất để biến hồ bạn thành một môi trường lý tưởng cho tép mà mình đã đề cập bên trên.






    Câu 3: Những chất này tạo ra từ chất thải, vậy đâu là giải pháp?


    Trừ trường hợp hồ bạn là hồ nền trơ, và những chất thải được loại bỏ hoàn toàn mỗi ngày thì bạn sẽ không phải lăn tăn về vấn đề này. Còn nếu có nền thì chỉ có 2 phương án đó là nhờ đến hệ tuần hoàn Nitrogen hoặc dùng hóa chất.


    1 - Hóa chất: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hóa chất từ các hãng nổi tiếng đến các hãng bình dân, nó sẽ giúp bạn loại bỏ một phần các chất hại cho tép như NH3, No2, NH3 với 1liều lượng nhất định. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì chắc chắn bạn không muốn mỗi ngày đổ hóa chất vào hồ mình để rồi lâu dần hồ bạn sẽ thành hồ - hóa - chất, và tất nhiên là không con gì tồn tại được trong cái môi trường "sạch giả tạo" kiểu đấy.


    2 - Hệ tuần hoàn Nitrogen.


    Hệ tuần hoàn này được tạo ra do quá trình sinh sôi của các loại vi khuẩn chuyên trách các nhiệm vụ khác nhau, hệ tuần hoàn này sẽ được hoàn chỉnh và có khả năng đảm nhiệm nhiệm vụ "lọc nước" ít nhất là 3 - 6 tuần tùy hồ. Các bạn lưu ý là mất 3-6 tuần để TẠO NÊN MỘT HỆ TUẦN HOÀN HOÀN CHỈNH nhé.


    Những doping các bạn thêm vào sẽ giúp cho hệ tuần hoàn phát triển nhanh hơn. Nhưng không có nghĩa là 1 - 2 ngày là các bạn yên tâm thả tép. LƯU Ý: ÍT NHẤT 3 TUẦN!


    Câu 4: Vậy quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào?


    Đáp: Thông thường nó sẽ thế này.


    Trong tuần đầu, đất nền mới, lượng NH3 sẽ tăng vô cùng cao, trong khi đó lượng NO2 và No3 tương đối hiền hòa và đằm thắm.


    Tuần 2: Lượng NH3 có dấu hiệu suy giảm, thay vào đó NO2 có chiều hướng tăng cao với tốc độ chóng mặt.


    Tuần 3: Lượng NH3 suy giảm gần như cạn kiệt (Gần về 0) Trong khi đó NO2 sẽ tăng tới đỉnh điểm.


    Tuần 4: No2 có dấu hiệu hạ nhiệt nhanh chóng, kéo theo hệ quả là No3 sẽ tăng cao ngút trời.


    Cuối tuần 4 -5: No2 sẽ dần về 0, No3 cũng bắt đầu hạ nhiệt và kéo dần về 0. Dấu hiệu tốt đẹp cho việc đón tép.


    Quy trình trên là mình mô phỏng cho 1 hồ có đầy đủ bổ sung vi sinh và một chế độ thay nước hợp lý nhé.


    Câu 5: Thế tại sao lại có người thả tép vào hồ mới trong vòng 3 ngày mà tép không chết? Họ chém gió chăng? Hay thằng tác giả bài này đang cuồng ngôn?


    Đáp: Điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra. Ngay cả những loài nhạy cảm như tép ong, nhưng nếu có một bộ gen mạnh mẽ và khả năng trâu bò cùng một nghị lực phi thường thì đièu tồn tại là không phải không thể. Các bạn có thể liên tưởng thế này: Người Châu Á cơ địa nhỏ bé, mảnh khảnh, không trâu bò bằng bọn Mỹ đen. Nhưng vẫn có thể có nhiều người vượt qua được những bài tra tấn và hành hạ mà đôi khi bọn trâu bò như Mỹ đen vẫn không thể chịu đựng được. Thế nên việc thả tép mà không hề quan tâm đến chất lượng nước thì cũng giống như việc bạn bốc thăm may mắn, cơ hội là 50/50. May thì tép sống, không may thì sẽ chết. Đừng vì những lần "trùng hợp may mắn" mà vẽ nên một "kiến thức" vô cùng sai lầm cho những người khác.KHÔNG CHẾT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TÉP KHÔNG CHẾT, MAY MẮN QUÁ NÊN TÉP SỐNG CẢ RỒI


    Vậy thì việc mình viết bài này để làm gì? Thưa là để cái phần "may mắn" của bạn được đẩy lên 100%. Nói cách khác, tép sẽ không bao giờ chết vì lý do môi trường hay trúng độc! (Nếu chết thì sẽ do lý do khác )


    Đối với những loài nhạy cảm như tép ong hoặc những cấp cao hơn việc xuất hiện những topic như "Thả tép sau 3 ngày set bể" hay "Chân dài nhập hồ vài tiếng"... hay đại loại vậy thì có chung đặc điểm là:


    Xài đồ hiệu (Nền hiệu, lọc hiệu, tép hiệu)
    Xài doping (Xài vi sinh bổ sung các loại)
    ĐẶC BIỆT: Không cung cấp chỉ số chất độc trong tép, thay vào đó chỉ cung cấp những thông số cơ bản như TDS, PH, ánh sáng... bla bla bla lý do là họ có thể dựa vào kinh nghiệm và không quan tâm, cũng có thể họ không có dụng cụ để đo. Chơi dạng này thì như "Không dám đi khám bệnh vì sợ phát hiện ra bệnh" vậy. Rất êm đềm nhưng cũng đầy may rủi.


    Tóm váy lại là: Hồ mới set up cần 1 thời gian ít nhất là 3 tuần để hệ vi sinh tương đối hoàn chỉnh. Các bạn đừng dục tốc mà bất đạt khi dấn thân vào những em tép có giá trị cao. Nếu bạn muốn thử thả tép sau vài ngày Tốt thôi, chúc bạn thành công, vì thực tế có hàng tá người cũng thành công rồi đấy thôi

    Câu 6: Vậy để tao thành hệ tuần hoàn Nitrogen cần những gì?


    Muốn có tép thì phải có hồ, muốn có vi sinh thì phải có ổ. Những ổ vi sinh phải là những vật liệu lọc có tổng diện tích bề mặt càng lớn càng tốt. Vì những nơi này sẽ là "lọc", nước chảy qua những thứ này, vi sinh bám trên đó sẽ xử lý, biến đổi các chất độc thành chất không độc. Nên Vật liệu lọc mình đề nghị là:


    Seachem Matrix (1/2 lọc)
    Seachem Purigen (1/4 lọc)
    Bông lọc (1/4 lọc)


    Công dụng từng thứ:
    Seachem Matrix là nơi chứa vi sinh, diện tích bề mặt của nó rất là lớn nên số lượng vi sinh chứa sẽ rất là nhiều, mà càng nhiều thì nước của bạn được lọc càng... sạch!


    Seachem Purigen: Cái này dùng để hấp thụ các chất thải ở mức "Tiền Amonia" Tức là những chất này dần dần sẽ biến thành NH3, nhưng trước khi biến thành NH3 sẽ bị thằng Purigen níu lại mà xử lý.
    2 thứ trên này có thể rửa lại để tái sự dụng. Và có thể sử dụng muôn đời. Nên sẽ rất là kinh tế!


    Bông lọc: Đơn giản là chỉ để lọc những hạt bụi to thôi.


    Đó là những thứ mình đưa ra ví dụ điển hình. Các bạn cũng có thể mua các vật liệu lọc của các hãng khác có tác dụng tương đương


    Câu 7: Làm sao để bảo trì hệ vi sinh này?


    Việc chạy lọc thường xuyên là điều nên làm, vì nếu bạn dừng lọc lâu quá, dòng nước không luân chuyển, vi sinh sẽ chết (Thời gian bao lâu thì mình có đọc là 10 tiếng thì phải). LƯu ý khi rửa vật liệu lọc nên rửa bằng nước của hồ.


    Câu XXX: Mày là thằng nào mà phán như đúng rồi thế?


    Đáp: Mình là thằng mới chơi, rảnh rỗi sinh nông nỗi nên viết bài chém gió, anh em ném đá nhiệt tình hộ mình


    Hôm sau mình xin mạn phép gõ bài "Bí quyết Ebi House". Bài này mình sẽ chém gió theo quan điểm của mình vì sao Ebi thành công bằng những cách rất đơn giản mà lại rất bất ngờ
     
  19. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Upppppppppppppppppppppppppppppppppppp
     
  20. USD$$$

    USD$$$ Member

    Tham gia ngày:
    23/11/13
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Tình hình là tuần sau mình đi SG k thời gian chăm soc nên sẽ giảm giá các loại tép cho anh em. Mong anh em ủng hộ
    Rc 5k/1con
    Fr 17k/1con
    Red rili 15k/1con
    Cam 20k/1con
    Vàng sọc 30k/1con
    Blue rili 35k/1con