Đối tác - Liên kết

CLB Sơn Ca Nha Trang

Thảo luận trong '8. Thú nuôi - Sinh vật cảnh' bắt đầu bởi minhche17, 14/4/12.

  1. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    - Tình hình là để phong phú thêm phong trào chơi chim của ae dân Nha Trang nói riêng mình xin mạn phép kính mời các ae có tâm huyết chơi loài chim Sơn Ca thì vào đăng ký góp ý để thành lập "Hội Sơn Ca".
    - Hiện nay mình thấy tình hình có rất nhiều ae có thú chơi này nhưng nó còn nhỏ lẻ quá.
    Mình mong thông qua diễn đàn này sẽ có nhiều thành viên để tiến tới thành lập Hội.
    - Theo mình biết chơi Sơn Ca thì người chơi được thưởng thức về giọng hót tuyệt vời của nó
    (ko có đối thủ về hơi và cách luyến láy giọng nhiều âm vực.........).
    Được thưởng thức về hình thể chim khi chim hót sung: Quần chạy lồng như gà choi(Quần Ca),đứng nấm múa hót(Vũ Ca),vừa bay vừa hót-chân như đạp xích lô hoặc bay cao vòng vòng trên đỉnh lồng(Thăng Ca)........
    Ngoài ra nuôi Sơn Ca rất dễ,ko phải tốn công nhiều về thời gian chăm sóc cũng như thức ăn của chim........vì chúng thuộc loại dễ nuôi mà ko phải kén chọn thức ăn nhiều như các loại khác như: Chào mào,Chòe,mi,khướu.....
    Danh sách hội viên sơn ca gồm:
    1.hongoclequang - Quang - 1973 - 0905060210 (Hội trưởng)
    2.minhche17 - Chế - 0985595679.
    3.Đứa_con_xa_xứ - Vũ - 1982 - 0905236423.
    4.hoasac - Hóa - 1976 - 0983 872 952
    5.npxan - An - 1984 - 0907095756.
    6.Musician - Hoài - 1990 - 01222999496
    7.ngothanhlich - Lịch - 1983 - 0905808979
    8.vandl - Văn - 1978 - 0973111700
    9.khanhC2(Khánh): 0987926636
    10.LinhVu - Linh - 1982 - 0983830802

    ......................................................
    HOAN NGHÊNH CÁC AE GHÉ THĂM VÀ ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN NHÉ
    Hiện Hội đang đi dợt sơn ca tại công viên Yến Phi vào các ngày chủ nhật trong tuần!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/1/15
  2. Đứa_con_xa_xứ

    Đứa_con_xa_xứ New Member

    Tham gia ngày:
    11/9/11
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    4.Đứa_con_xa_xứ (Vũ 1982)-dt:0905236423.:lee:
     
  3. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Thanks a Vũ đã ủng hộ,có a tham gia thì còn gì bằng......
    thành viên thứ 4 đã có
     
  4. Đứa_con_xa_xứ

    Đứa_con_xa_xứ New Member

    Tham gia ngày:
    11/9/11
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình biết hiện tại Nha Trang vẫn còn nhiều AE chơi Sơn Ca nhưng chỉ mang tính chất riêng lẻ và tự phát, hầu hết là vì lòng đam mê cháy bỏng và sự quyến luyến với loài chim "dễ nuôi mà khó chơi" này. Không quyến luyến sao được bởi lẽ để có được một chú Sơn ca chơi căng ưng ý như ngày hôm nay thì chủ nhân của nó đã phải trải qua biết bao khó nhọc, thăng trầm, từ lúc mơ hồ thêm chút hy vọng có trong tay một con chim trống, rồi ngày ngày mong mỏi được một lần nhìn thấy chim lên nấm và cất tiếng hót gió đầu tiên, mà chỉ dám nhìn trộm thôi nhé. Rồi phải đem chim đi học giọng, không thì mở "nhạc" cả ngày cho chim nó nghe, khổ nỗi nghe mãi Sơn ca thì chưa hót mà "Đại bàng" đã gào thét rồi. Đó là chưa nói cái giống này thiếu đường là nhát từ trong trứng, một Trang Tử Hán thế này mà cứ phải rón rén, khép nép khi tiếp cận nó, thiệt bực !!! Hãy tưởng tượng xem, chủ nhân nó phải chịu đựng những điều như thế ròng rã suốt 3,4 năm liền. Không biết AE thì sao chứ riêng tôi không có nỗi bức rức nào hơn khi chim đến mùa thay lông, vắng tiếng chim sao nghe nó rạo rực lạ kỳ...
    Thiết nghĩ, hơn bao giờ hết, nghề chơi Sơn ca cần được nhen nhóm và phục hưng trở lại và hơn ai hết sự đóng góp của những bậc tiền bối sẽ là nhân tố quyết định cho sự khởi đầu này.
    Trân trọng kính mời!
     
  5. Đứa_con_xa_xứ

    Đứa_con_xa_xứ New Member

    Tham gia ngày:
    11/9/11
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    :cup::cup::cup::cup::cup::cup::cup:
     
  6. tphcm_82

    tphcm_82 Active Member

    Tham gia ngày:
    17/7/09
    Bài viết:
    1,591
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    ghé CLBCHIM.COM chơi đi bạn CLB CHIM đa số bạn bè Nha Trang mình ko ah
     
  7. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Bài viết hay và có tâm huyết quá...........
    Thanks a Vũ đã chia sẻ.
    AE vào góp ý cho Hội đi nào..........
    uppppppppppppppppppp
     
  8. hoasac

    hoasac Member

    Tham gia ngày:
    17/10/09
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cho mình tham gia với : Hóa (36t) : 0983 872 952. Đang nuôi 1 chú 4 mùa
     
  9. (Nhjm)

    (Nhjm) New Member

    Tham gia ngày:
    2/3/11
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    cho em hỏi , sơn ca giá thị trường bao nhiêu 1 em , để e bít kiếm 1 em về chơi .
     
  10. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Thanks a Hóa đã có tên a trong hội rồi nhé.
    Chim 4 mùa tuyệt quá
    ae vào tham gia thêm cho vui nào
     
  11. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Mình thấy ngoài tiệm ko bán đâu?có bán thì họ chỉ bán chim bỗi nhưng toàn mái ko hờ,xác suất trống rất thấp.
    giá chim bỗi thị trường khoảng 120-150k/con(tùy con).còn chim con thì ko có đâu.
    Bạn chơi thì lh mình để dành lại cho 1 chú để chơi cho vui nhé.
    thạnks bạn
     
  12. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    uppppppp nào.
    ae vào tham gia đk hội cho vui khoảng 15 ng là được rồi.
    hiện tại được 6-7 ng thôi,cùng nhau lập hội nào.
    BAY CAO NÀO SƠN CA
     
  13. hongoclequang

    hongoclequang Member

    Tham gia ngày:
    16/8/11
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    upppp....................cho sơn ca thăng cao hơn
     
  14. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    uppppppppp nào.
    ae tham gia nào......
     
  15. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Có bài viết về Sơn Ca này vui quá,ae đọc xem sao:
    "Tôi nuôi hai con sơn ca hai năm tuổi, cả hai con đều đã lên nấm. Sơn ca nuôi nhàn, chả tốn mấy công chăm sóc. Nhưng trong hai con có một con tôi phải tập cho nó lên nấm, cũng đơn giản nhưng hơi tốn công. Tôi lấy kê trộn tí nước hồ cho dính rồi rải lên nấm cho nó ăn. Trước đó tôi đổ hết thức ăn của nó ra. Vì phải đi làm nên tôi chỉ tập vào thứ 7, CN. Làm như vậy khoảng 4 thứ 7 Cn là chú theo thói quen nhảy lên nấm.
    Nuôi sơn ca khó mất lửa lắm. Tôi thường lười khi thay cát thường tháo hết cóng nước, thức ăn rồi dốc ngược lồng đổ hết cát bẩn ra để cho cát mới vào, bọn nó nhảy loạn xạ nhưng chỉ treo lên 30 phút sau là thấy lên nấm đứng hót rồi.
    Thức ăn thì chuyên kê bóc vỏ trộn trứng gà (một lon trộn 6 trứng+ mintivitamin của Bayer và men tiêu hóa sống phơi khô). Rau tuơi thì xà lách hoặc dưa chuột. 1 tuần cho ăn thêm 2 bữa tươi cào cào hoặc dế.
    Quê tôi vùng biển nên sẵn mai mực. Tôi treo cho một lồng một cái mai mực để cá chú bổ sung khoáng kiêm mài mỏ.
    Sơn ca được cái hót suốt ngày. Những ngày nghỉ, xách một chú lên đồi cát sau nhà rồi ngồi dưới gốc phi lao mà nghe chúng hót đấu với chim trời mới thú. Khác với họa mi, tôi chưa thấy sơn ca có hiện tượng sợ mặt. Giáp mặt chim trời cũng hót, đưa về nhà treo lên với nhau cũng lại hót ngay. Có lần thằng bạn thú quá dùng lưới giăng mà cũng mắc được mấy chú nhưng đem về nuôi không đúng cách bị chết.
    Nguy hiểm nhất đối với sơn ca có lẽ là mạt và bọ xít.
    Trước hai chú này tôi có con sơn ca con khi chết lấy ra mạt bò đầy kín cả bàn tay.
    Còn bọ xít thì thằng bạn tôi có con sơn ca Huế 3 mùa thăng cách nấm 5 cm treo trên cành nhãn, có con bọ xít bay vào lồng chú ăn phải thăng thiên luôn. Nó buồn quá đem con chim ướp nước đá thỉnh thoảng nhớ đem ra ngắm đâu chừng được mấy tháng trong cơn phẫn chí sau một chầu nhậu đem cả chim cả cái lồng 1,4m trị giá triệu tư ra đổ xăng đốt còn trơ khấc cái móc inox. Giờ chú phát nguyện là tìm con gì hót tốt mà ăn được bọ xít mới nuôi. Tôi hay đùa mày đang nuôi một con rồi đó (con vợ), con đó cái gì chẳng ăn được mà nó lại hót cực tốt nhé, tiền mày cất kĩ thế nó hót cho mấy câu là lôi ra nộp tuốt, he he."
     
  16. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    SƠN CA, BỤI CỎ VÀ BẦU TRỜI

    Những người yêu thiên nhiên, có đôi tai nhậy cảm một chút đều thừa nhận, sơn ca cũng như hoạ mi, là hai loài chim quý. Giọng hót của hai loài chim này không thể có tiếng hót loài chim nào sánh nổi.
    Quê hương của hoạ mi là tất cả những quốc gia có khí hậu ôn đới. Quê hương của sơn ca phổ biến ở những vùng nhiệt đới. Miền nam đồng bằng châu thổ sông Hồng quê tôi, cứ đến mùa lạnh thì hoạ mi mới từ các tỉnh biên giới phía bắc bay về. Còn chim sơn ca thì sinh ra, lớn lên, sinh con đẻ cái ở đây. Cứ cánh đồng nào có nhiều đồi, gò, lắm bụi cây hoang dại, triền sông rậm rạp là ở đó có chim sơn ca trú ngụ.
    Cũng như hoạ mi, trời phú cho sơn ca có một giọng hót tuyệt diệu nên trời cũng bắt sơn ca phải mang một vẻ bề ngoài rất "quê mùa"; trông bề ngoài sơn ca còn thô mộc hơn cả hoạ mi. Hoạ mi còn có cái lưng, cái đuôi màu xám, cái bụng vàng ong óng, nhìn kỹ có chút duyên ngầm; còn sơn ca thì toàn thân màu nâu xám nhờn nhợt, trên lưng lại có những chấm, sọc đen, gần giống với bộ lông của con rẽ giun, con cò lửa, con gà đồng. Trông sơn ca lúc nào cũng lem luốc như vừa từ bùn đất nhoi lên vậy.
    Suy cho cùng thì sơn ca phải mang bộ lông xấu xí như thế cũng là hợp lẽ, bởi phải có màu lông ấy sơn ca mới dễ lẫn với màu đất đai, cây cỏ, kẻ thù mới khó phát hiện. Sơn ca có giọng hót quá hay nên rất lắm kẻ thù. Rắn, chuột, cò, diều hâu, chim cắt, cáo, cầy hôi, chồn, kỳ đà... đều là những kẻ thù nguy hiểm của sơn ca. Chúng phát hiện ra tổ sơn ca là mò đến ăn mất trứng, giết chết sơn ca con.
    Chính vì nhiều kẻ thù như thế, ngoài bộ lông xấu xí để nguỵ trang, thiên nhiên còn ban cho sơn ca một trí khôn hơn hẳn nhiều loài chim khác. Sơn ca không làm tổ trên cây, vì trên cây thì kẻ thù nào cũng nhìn thấy, chúng làm tổ ngay dưới mặt đất đồi, gò; nơi có những gốc cây, thảm cỏ. Sơn ca chọn những cái hốc nhỏ như vết nứt giữa hai tảng đất hay một vết chân người để làm tổ. Bên trên tổ, sơn ca nguỵ trang rất khéo. Tinh ranh như rắn, chuột đi qua cũng khó mà phát hiện. Mỗi khi sơn ca bay lên trời để hót hay bay đi kiếm ăn trở về, không bao giờ chúng sà xuống chính cái nơi có tổ của chúng. Bao giờ chúng cũng sà xuống một nơi cách xa tổ, để đánh lừa kẻ thù, rồi khi chân chạm đất chúng mới lủi rất nhanh, theo cách lủi của con chim cuốc. Về đến gần cửa tổ, quan sát xung quanh, cảm thấy an toàn, chúng mới khẽ khàng chui xuống tổ. Xuống tổ rồi, chúng dùng mỏ kéo những sợi rác lấp cửa tổ. Khi ra khỏi tổ, chúng cũng lủi một quãng xa rồi mới bay vọt lên bầu trời. Nhiều hôm những người nông dân quê tôi đi làm đồng sớm, trông thấy đôi chim bé tí, lông xỉn như màu đất, lủi rất nhanh từ vệ gò vào bụi cây, người ta chẳng hiểu là chim gì, liền gọi liều là con sẻ đất, con sẻ đồng. Thực ra đấy chính là đôi vợ chồng sơn ca.
    Đàn sơn ca con vừa chui ra khỏi vỏ trứng đã được thừa hưởng sự khôn ngoan lanh lẹ từ bố mẹ. Đang còn ở trong tổ, bị kẻ thù phát hiện quấy phá, sơn ca bố mẹ vọt ra khỏi tổ, đàn sơn ca con cũng vọt theo sau, lủi rất nhanh bám đuôi bộ mẹ.
    Trong các kẻ thù của sơn ca thì kẻ thù tàn bạo nhất chính là con người. Con người thường dùng những tấm lưới mắt nhỏ, cứ đêm xuống là bao vây khu đồi gò có những lùm cây bụi cỏ, nơi sơn ca thường trú ngụ. Giăng lưới xong, con người tạo ra những tiếng động để sơn ca khiếp sợ chạy trốn. Sơn ca lủi rất nhanh nên cũng dễ sa vào lưới. Chữ "tài" đi liển chữ "tai" là thế. Có đêm một lưới có thể bắt gọn cả gia đình sơn ca. Người đánh lưới mang sơn ca về thành phố bán cho những người buôn chim. Người buôn chim nhốt sơn ca vào lồng để thuần dưỡng. Thức ăn của sơn ca là các loại côn trùng. Khi bắt đầu thuần dưỡng người ta vẫn phải cho sơn ca ăn các loại côn trùng như kiến, giun con, caò cào nhỏ. Rồi dần dần người ta cho chúng ăn hạt kê tẩm lòng đỏ trứng gà. Con sơn ca nào dễ thuần dưỡng thì chỉ ít ngày là chịu ăn thức ăn người cho và bắt đầu hót. Sơn ca hót là con chim đực, giữ lại bán. Sơn ca không hót là chim cái, người buôn chim thả chúng bay về với đồng nội. Nhưng sự thật thì số sơn ca bổi (sơn ca đã trưởng thành) thuần dưỡng được chiếm tỷ lệ không cao. Phần nhiều khi nhốt vào lồng chúng đều sợ hãi đến mức tuyệt thực hoặc bay loạn xạ va đầu vào lồng, long óc, toè mỏ mà chết. Những con sơn ca mái được người thả về đồng nội mà nếu không tìm được sơn ca trống cặp đôi thì chỉ ít lâu sau chúng cũng ốm o, chết mòn chết yểu.
    Đấy là một trong những nguyên nhân mà chim sơn ca ngày càng trở nên hiếm hoi.
    Nếu người ta bắt được đàn sơn ca con (từ hai đến năm con) về nuôi dưỡng từ nhỏ thì tỷ lệ tử vong thấp, chúng dễ gần gũi, thân thiện với người hơn. Nhưng nuôi độc lập từ nhỏ, thiếu sự cộng hưởng của những con sơn ca có giọng hót tự nhiên, giọng hót của sơn ca trong lồng rất dễ biến âm, lạc điệu. Bởi thế, người ta phải để lồng chim sơn ca con gần với lồng chim sơn ca bổi đã được thuần hoá mà vẫn giữ nguyên giọng hót hoang dã để sơn ca con học hót.
    Trong lúc kiếm ăn, nuôi con, sơn ca cũng phải lo đối phó với kẻ thù. Chỉ khi hót, sơn ca mới quên hết mọi ưu phiền âu lo. Nếu như con hoạ mi khi hót cứ đứng trên cành cây cao nhả ra từng tiết tấu, chỉ phải đề phòng có mỗi anh cú mèo mắt sáng về đêm, thì sơn ca khi hót phải chui ra khỏi nơi ở bay lên không trung, vừa bay vừa hót. Càng lên cao tiếng hót của sơn ca càng thanh tao, luyến láy, du dương. Khi bóng sơn ca mất hút trong tầng mây rồi, nó vẫn ban tặng tiếng hót loang khắp vùng trời, thánh thót, khoan nhặt rơi xuống mặt đất.
    Chính vì sơn ca cứ phải bay lên mới hót được nên khi người ta nuôi chim sơn ca cũng phải làm cái lồng có chiều cao hơn những cái lồng của các loài chim khác, để khi sơn ca, theo bản năng bay vọt lên hót, đầu nó không bị va vào đỉnh lồng. Tận dụng thứ âm thanh thánh thót của sơn ca, người ta còn dùng những con sơn ca hót hay để gần lồng những con chào mào, chích choè, bạc má để bọn này bắt chước giọng sơn ca.
    Thủa tôi còn đi học phổ thông, ở quê tôi đất đai còn rộng, người chưa đông như bây giờ. Ngoài cánh đồng còn có những cái gò trồng chuối, bên dưới cỏ tranh, cỏ gừng mọc cao lút đầu người; những khóm tầm ma, dùng dành mọc trên những nấm mồ đắp đất... đấy chính là nơi trú ngụ, tồn sinh của chim sơn ca.
    Chim sơn ca hót cả ngày lẫn đêm. Cứ hứng lên là chúng hót. Nhưng chúng hót dai dẳng, đam mê nhất là vào lúc tang tảng sáng, muộn hơn lúc hoạ mi hót một lát. Vậy nên cứ cái con hoạ mi ở bụi cây sau nhà tôi hót là tôi thức dậy đi học. Và bao giờ tôi cũng cắp sách đi tắt qua cánh đồng làng đến lớp học sơ tán ở làng trên. Chẳng hiểu sao cứ đến lúc tôi đi qua những cái gò, những ngôi mộ khu nghĩa địa cổ thì đôi sơn ca lại chui ra khỏi khóm tầm ma hay khóm dùng dành bay vọt lên tầng không, chim trống thì vừa bay vừa hót, chim mái thì nhào lộn phụ hoạ, cứ như là những tiết tấu tươi vui đó chúng chỉ dành tặng riêng cho tôi vậy.
    Cùng một buổi sớm mà được cả hai loài chim ban tặng tiếng hót khiến tôi có cảm giác vô cùng hạnh phúc, quên cả khi ấy trong bụng đói meo, thậm chí quên cả những quả bom, quả đạn mà phản lực Mỹ ném xuống ngày hôm ấy có thể giết chết mình. Rồi trong tôi còn nảy ra ý so sánh: giọng của hoạ mi hoang dã, thánh thót, khúc chiết; giọng của sơn ca thì mềm mại, trong vắt, uyển chuyển. Có người thích giọng hoạ mi hơn giọng sơn ca, có người lại thích giọng sơn ca hơn giọng hoạ mi. Riêng tôi thì tôi thích cả hai. Bởi tâm hồn tuổi thơ của tôi được nuôi dưỡng bằng cả hai giọng chim tuyệt vời ấy.


    THÊM 1 BÀI VIẾT NỮA:
    CHIM SƠN CA

    Sơn ca có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ theo địa phương. Ở nước ta, tên Chiền chiện được gọi nhiều nhất; Còn Huế gọi là Cà lơi; Quảng Nam, Quảng Ngãi gọi là Chà chiện. Sơn ca là một trong làng chim hót hay. Tiếng hót của nó đã đi vào bài thơ “Thăm lúa”.

    “… Bay vút tận trời xanh
    Chiền chiện cao tiếng hót
    Tiếng chim nghe thánh thót
    Vang vang khắp cánh đồng.”

    Không gì đẹp bằng khi lúa mùa trĩu hạt, dưới ánh nắng mai, trời xanh trong mà nghe Chiền chiện hót. Tiếng chim nghe cao vút, vang xa, trong veo. Cứ từng hồi, từng hồi chim vút lên cao, dễ chừng hơn mười mét rồi nó từ từ rung cánh hạ xuống. Đó là mùa gọi bạn tình. “Chàng” Sơn ca trống khoe mã. Đôi khi “chàng” tìm một mô đất cao hay cọc cây trống trải. “Chàng” hót đến say mê một bản tình ca cho đến khi có bóng “nàng” thấp thoáng đâu đó. Chừng như chúng đã thấy nhau. Thế là tiếng hót “chàng” càng tha thiết. “Chàng” lại bay lên thật cao, bổ nhào xuống đến khi cách mặt đất vài mét bỗng dừng lại, rung cánh hạ xuống trước mặt bạn tình. “Nàng” ưỡn ngực, sè sè cánh, lượn một vòng. Đúng là “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Chúng đã thành bạn tình và rủ nhau đi xây tổ ấm.

    Quê ngoại tôi ở vùng núi Bà - sát chân núi là ruộng lúa, rẫy bắp, đậu đầy bông cỏ. Ngày còn bé, thấy chim là đuổi theo nhưng không bao giờ bắt được. Cậu tôi cũng mê chim lắm. Trong nhà lúc nào cũng có nhiều lồng. Đủ loại: Sáo, Chích choè, Bạc má và Sơn ca. Cậu bảo rằng, Chiền chiện rất nhát, khôn lanh nên khó bẫy bắt. Cách tốt nhất là bắt chim con. Tìm tổ nó không phải dễ. Phải hiểu tập tính của nó mới tìm ra. Sơn ca rất cảnh giác với người. Mỗi lần tha mồi về cho con nó luôn đậu cách xa tổ năm bảy mét, mặt ngó về phía tổ xem có động tĩnh gì không. Nếu có người, chúng lánh xa khi an toàn nó mới chạy lại tổ. Muốn bắt chim con, người ta phải núp chỗ khuất theo dõi. Tổ Sơn ca ở dưới đất bên bờ khe, bờ ruộng, cách mặt đất chừng vài mươi phân tây, có cây che phía trước. Bắt chim non vừa đủ lông là dễ nuôi nhất.

    Theo sách “Đời sống các loài chim” của giáo sư điểu học Võ Quý thì Sơn ca có tên khoa học là Alauda arvensis thuộc họ ALAUDIDAE. Có chừng 70 loài khác nhau từ Âu sang Á. Sơn ca nhỏ như chim sẻ, chỉ đi chứ không nhảy. Sắc lông thay đổi theo vùng. Vùng cát, lông chim màu vàng rơm hay nâu nhạt; vùng đất đen, lông sậm hơn, từ màu hạt dẻ ngả đen. Chim Sơn ca ở nước ta là loài alauda gulgula. Đặc điểm là móng chân sau khá dài. Thức ăn chính là sâu bọ côn trùng: Cào cào, Châu chấu, Kiến non, Lúa, Bông cỏ. Mùa xuân, chim ghép đôi sinh sản. Mỗi lần đẻ 3 đến 5 trứng, có sọc nâu. Ổ trứng bằng cỏ, rơm, đơn sơ nhưng kín đáo. Ấp độ 15 ngày là nở. Chim trống và chim mái đều mớm mồi cho con. Ngày nay nhờ thực phẩm tổng hợp nên dễ nuôi. Thỉnh thoảng cho chim ăn bổ túc mồi tươi: Cào cào; trứng Kiến.

    Người ta thích nuôi Sơn ca vì tiếng hót rất hay. Lồng Sơn ca khác hơn lồng thường vì Sơn ca có tập tính bay vút lên cao, để tránh va chạm vào đỉnh lồng, nên lồng phải cao đến bảy tám mươi phân. Trong lồng, ngoài hũ đựng thức ăn, nước uống còn cần thêm một bệ (cầu) để chim đứng hót. Bệ cao chừng 15 hay 20cm bên trên có ngù hình tròn đường kính cỡ 5 - 6 phân. Tuỳ theo sở thích và hoàn cảnh mà nghệ nhân làm lồng bằng nhiều chất liệu khác nhau.

    Sơn ca không đẹp nên giá trị chim được chọn lựa theo cách hót và tiếng hót. Chỉ có chim trống hót thôi nên khi bẫy chim, người ta chỉ chọn chim trống, chim mái thả về với thiên nhiên. Chim trống có mào là những sợi lông cao ở đầu. Người ta đặt ra các tiêu chuẩn cho chim hót kể cả chiền chiền như sau: Chim phải hội đủ tam thanh và tứ tuyệt.

    Tam thanh: Chim hót đủ 3 giọng:
    - Giọng thanh phải cao, trong, không chét (rè), không chói tai.
    - Giọng bình phải đều, êm dịu, uyển chuyển, không đục.
    - Giọng trầm phải ấm áp, không rè, không nghẹn.

    Tứ tuyệt:
    - Âm tuyệt (như âm thanh)
    - Điệu tuyệt là tiết tấu khi thì rộn ràng, nhịp nhàng tươi sáng.
    - Thế tuyệt là phong cách, lúc hót phải đậu nơi đỉnh cao, vươn cổ, rung cánh, mào dựng.
    - Thì tuyệt - Hót lâu, không dứt quãng, không sợ khi có đối thủ.

    Ngày nay thú chơi chim đã lên đến đỉnh cao nên việc chọn chim đòi hỏi nhiều công phu: Chim phải khoẻ, linh động, mướt mát và phong cách hót “gói trong” mấy chữ tam thanh, tứ tuyệt.
     
  17. (Nhjm)

    (Nhjm) New Member

    Tham gia ngày:
    2/3/11
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cho Mình hỏi chim bạn đã chơi chưa , giá bao nhiêu .
     
  18. di tim do la_nt

    di tim do la_nt Member

    Tham gia ngày:
    20/9/11
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    co bạn nào đẻ lại cho mình 1 con,để minh nhập hội chơi chung cho vui
     
  19. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Mình chỉ có chim con thôi(nếu bạn chơi thì dặn mình và để lại sdt)khi nào có mình alo cho.
    Phai dặn trước để mình biết mà để bạn ah vì nhiều người dặn hết rồi đến đợt sau mới có(khoảng 1 tháng nữa).
    Còn chim bỗi thì mình hiện có 2 chú(bao chim trống luôn).
    Còn chim lên nấm đã hót cả ngày rồi thì giá chát đó(khoảng 2-3 tr).
    Thanks bạn đã ghé thăm topic,bạn hãy vào đk nhập hội luôn cho vui.
    để lại số đt,tên,tuổi... để ae tiện giao lưu nhé
     
  20. minhche17

    minhche17 Member

    Tham gia ngày:
    20/11/10
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn thích thì đk nhập hội chơi cho vui,ko có chim thì hôm nào ae mình đi bẫy cũng được,ra ngoài đồng nghe nó thăng hót thi đủ phê rồi(đâu cần phải có chim).
    Còn bạn muốn nuôi chim con lên ko?(nếu có thì dặn cho mình đợt sau có nhiều mình để cho).
    Chim bạn hỏi chỗ a hongoclequang ảnh ko bán đâu,anh Quang chỉ giao lưu chơi cho vui thôi,thiện chí lắm thì cũng để lại giá mà lúc trước ảnh mua thôi.
    Ngày hôm qua tụi mình qua nhà ảnh chơi thấy dàn Sơn Ca mà mê........
    định hôm nào off hội rủ đi bẫy và săn ổ Sơn Ca đây(vì đây là mùa sinh sản của nó nên thích lắm)
    HOAN NGHÊNH CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI "HỘI SƠN CA"