Đối tác - Liên kết

Đại dương trong bảo tàng

Thảo luận trong 'Giới thiệu Nha Trang - Khánh Hoà' bắt đầu bởi Matmeo7979, 4/1/12.

  1. Matmeo7979

    Matmeo7979 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    20/2/08
    Bài viết:
    8,333
    Đã được thích:
    305
    Điểm thành tích:
    83
    Nghề nghiệp:
    Chuyên mua bán trao đổi sửa chữa Smartphone và MTB


    02/01/2012


    Bảo tàng Hải dương học tại Nha Trang được ví như một đại dương thu nhỏ. Du khách sẽ được khám phá thế giới của biển cả qua hàng chục ngàn mẫu sinh vật biển.
    Bảo tàng Hải dương học tại Nha Trang lưu trữ khoảng 20.000 mẫu vật của 11.000 loài sinh vật biển, thuộc nhiều vùng biển nước ta, gồm cả vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, có khoảng 600 loài thực vật biển, 700 loài ruột khoang, 2.500 loài thân mềm, khoảng 1.700 loài tôm và cua, 400 loài động vật da gai, trên 1.500 loài động vật có xương sống, khoảng 20 loài bò sát…
    Tại nhà trưng bày mẫu vật lớn, ấn tượng nhất là bộ xương cá voi lưng gù khổng lồ, dài 18m, nặng gần 10 tấn do người dân xã Hải Cường, H.Hải Hậu (Nam Định) phát hiện vào ngày 8.12.1994 trong khi đào mương làm thủy lợi. Bộ xương bị vùi sâu dưới ruộng khoảng 1,2m và cách biển 4 km đường chim bay. Lúc đầu, bộ xương được đưa về trưng bày tại trụ sở UBND xã Hải Cường. Nhận thấy đây là bộ mẫu quý đối với khoa học, ngày 27.1.1995, Chính phủ đã có chỉ thị chuyển giao toàn bộ hiện vật cho Viện Hải dương học là cơ quan chuyên ngành về nghiên cứu biển của Việt Nam bảo quản, phục chế và nghiên cứu. Theo các nhà nghiên cứu, đây là loài cá voi lưng gù (Hump - backed Whale) có tên khoa học là Megaptera novaeangliae. Đến nay, bộ xương này là một điểm nhấn trong bảo tàng, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

    [​IMG]
    Bộ xương cá voi lưng gù tại Bảo tàng Hải dương học, Nha Trang - Ảnh: Nguyễn Chung
    Những mẫu sinh vật biển đã qua quá trình ướp và được nhồi bông tại bảo tàng này cũng khiến du khách ngỡ ngàng. Đáng chú ý là con cá nhám voi dài trên 5m, nặng khoảng 1 tấn, bắt được tại vùng biển Phú Quý (Bình Thuận). Sau khi tiếp nhận cá nhám voi, các nhà nghiên cứu của Viện Hải dương học đã lóc thịt cá (những chỗ không lóc được thịt thì tiêm thẳng formol vào để thịt co cứng và khô lại), rồi rửa sạch bộ da. Sau đó, bỏ da cá vào bể formol ngâm khoảng 3 tháng và tiến hành nhồi bông. Để hoàn thành mẫu vật cá nhám này, phải cần tới khoảng 2 - 3 tạ bông hoặc vải xay. Sau khi ướp và nhồi bông xong, phiên bản nhồi bông của cá nhám voi phải để bốc hết mùi formol rồi mới đem ra trưng bày. Du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị khi có dịp ghé Nha Trang và thăm Bảo tàng Hải dương học tại đây.
    Nguyễn Chung
    Theo Thanh Niên Online
     
  2. l0v3_js_z3r0

    l0v3_js_z3r0 Member

    Tham gia ngày:
    24/1/10
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    đã đi từ rất nhỏ và lâu rồi chưa có điều kiện tham quan 1 lần nữa Viện Hải Dương Học Nha Trang :D