Đối tác - Liên kết

Địa lý tự nhiên hành chính - dân cư tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'Giới thiệu Nha Trang - Khánh Hoà' bắt đầu bởi AnDen, 16/1/08.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Khánh Hòa nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, trên toạ độ địa lý từ 108 độ 40 phút 33 giây đến 109 độ 27 phút 55 giây kinh độ Đông và từ 11 độ 42 phút 50 giây đến 12 độ 52 phút 15 giây vĩ độ Bắc...



    I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
    [​IMG]

    Câu 1: Vị trí địa lý Khánh Hòa nằm trong giới hạn nào?

    Khánh Hòa nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, trên toạ độ địa lý từ 108 độ 40 phút 33 giây đến 109 độ 27 phút 55 giây kinh độ Đông và từ 11 độ 42 phút 50 giây đến 12 độ 52 phút 15 giây vĩ độ Bắc. Tính theo đường chim bay, từ Nam ra Bắc dài khoảng 160km, từ Tây sang Đông nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất khoảng 1 đến 2km ở phía Bắc và 10 đến 15km ở phía Nam (không kể vị trí địa lý huyện đảo Trường Sa).


    Câu 2: Khánh Hòa hiện nay tiếp giáp với những tỉnh nào?


    Khánh Hòa hiện nay tiếp giáp với 4 tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Đông giáp với biển Đông.

    Câu 3: Từ Bắc vô Nam, theo Quốc lộ 1 đến TP. Nha Trang, sẽ vào địa phận huyện nào của Khánh Hòa trước tiên?

    Từ Bắc vô Nam theo Quốc lộ 1 đến TP. Nha Trang sẽ vào địa phận huyện Vạn Ninh trước tiên. Vạn Ninh là một huyện phía Bắc của Khánh Hòa, cách TP. Nha Trang khoảng 60km.


    Câu 4: Từ Nam ra Bắc, theo Quốc lộ 1 đến TP. Nha Trang, sẽ vào địa phận huyện, thị nào của Khánh Hòa trước tiên?

    Từ Nam ra Bắc theo Quốc lộ 1 đến TP. Nha Trang sẽ vào địa phận thị xã Cam Ranh trước tiên. Thị xã Cam Ranh cách TP. Nha Trang khoảng 60km về phía Nam.


    Câu 5: Từ Đắc Lắc, theo Quốc lộ 26 về TP. Nha Trang, sẽ đến địa phận huyện nào của Khánh Hòa?

    Từ Đắc Lắc theo Quốc lộ 26 về TP. Nha Trang sẽ đến địa phận huyện Ninh Hòa của Khánh Hòa. Huyện Ninh Hòa cách TP. Nha Trang khoảng 30km.


    Câu 6: Quốc lộ 1 chạy từ Bắc vô Nam, qua địa phận mấy huyện, thị, thành phố của tỉnh Khánh Hòa, là những huyện, thị, thành phố nào?

    Quốc lộ 1 chạy từ Bắc vào Nam qua 5 địa phận huyện, thị, thành phố của tỉnh Khánh Hòa. Đó là huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, TP. Nha Trang, huyện Diên Khánh và thị xã Cam Ranh.


    Câu 7: Điểm cực Đông trên đất liền của nước ta nằm ở địa phương nào?

    Điểm cực Đông trên đất liền của nước ta nằm ở tỉnh Khánh Hòa, đó là Mũi Đôi bán đảo Hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh.


    II - ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
    [​IMG]

    Biển
    Câu 8: Diện tích tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa hiện nay là bao nhiêu km2, xếp hàng thứ mấy trong cả nước?

    Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa hiện nay là 5.197km2. Với diện tích đó, Khánh Hòa xếp thứ hàng thứ 27 trong 64 tỉnh, thành của cả nước.


    Câu 9: Địa hình Khánh Hòa có đặc điểm như thế nào?

    Khánh Hòa nằm ở đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam, có chiều nghiêng theo hướng Tây - Đông, trong đó địa hình núi và bán sơn địa chiếm 3/4 tổng diện tích và được chia làm 3 vùng chính: vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển và các đảo.


    Câu 10: Địa chất của tỉnh Khánh Hòa được cấu tạo như thế nào?

    Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá Granit và Riônit, Đaxit có nguồn gốc Mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tom, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Ở đại trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản Inđôxi và Kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá Granit, Riônit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú, góp phần làm cho thiên nhiên Khánh Hòa có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.


    Câu 11: Khánh Hòa có những đồng bằng nào?

    Do bị một số dãy núi phân cắt, cho nên địa hình đồng bằng Khánh Hòa đã hình thành 3 vùng riêng biệt.


    Đồng bằng Vạn Ninh - Ninh Hòa: Diện tích khoảng 200km2, độ cao tuyệt đối 5 - 15m, bề mặt địa hình nghiêng về phía Đông-Nam.


    Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang: Diện tích gần 300km2, phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối 10 - 20m, phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy.


    Đồng bằng Cam Ranh diện tích khoảng 200km2 bằng phẳng, ít phân cắt, độ cao tăng dần về phía Tây từ 20 - 30m.


    Ngoài ra, trên các bán đảo Cam Ranh, Hòn Gốm còn có những cồn cát, **n cát trắng, cát vàng, độ cao 10 - 20m.


    Câu 12: So với mực nước biển, độ cao trung bình của tỉnh Khánh Hòa là bao nhiêu mét?
    So với cả nước, Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao, độ cao trung bình so với mực nước biển của tỉnh Khánh Hòa khoảng 60m.


    Câu 13: Núi non Khánh Hòa có đặc điểm như thế nào?

    Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối, phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng, tạo ra nhiều cảnh đẹp và truyền thuyết dân gian rất đáng ghi nhớ.


    Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có dãy Tam Phong cùng với dãy núi Đại Lãnh làm thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.


    Ngoài dãy Tam Phong, vùng này còn có các núi khác có độ cao trên 1.000m như: núi Dốc Mõ, núi Đại Đa Đa, núi Hòn Chảo, Hòn Chát…


    Các núi thuộc đoạn giữa của tỉnh về phía Nam thuộc các địa phận Ninh Hòa, Nha Trang, Diên Khánh, Cam Ranh thường có độ cao kém hơn, có nhiều nhánh đâm ra sát biển, tạo nên nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, gắn với những huyền thoại dân gian và di tích lịch sử, cách mạng của địa phương như núi Chúa, Hòn Ngang, Hòn Bà, Hòn Cù Lao, Hòn Chồng, Hòn Vợ, Hòn Dung, Hòn Dữ, núi Đồng Bò, núi Xưởng (đồi Trại Thủy), núi Sinh Trung, núi Chụt...


    Hai huyện miền núi phía Tây tỉnh là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh núi rừng chiếm hầu hết diện tích, có nhiều núi cao hiểm trở, trong đó có các đỉnh núi cao trên 1.000m như: Hòn Giao (2.062m), núi Chư Tông (1.717m), Chư Bon Gier (1.967m), Chư Bon Giang (1.418m), Hòn Tiêu Quang (1.743m), Hòn Gia Lo (1.812m)...


    Câu 14: Ngọn núi cao nhất của Khánh Hòa là núi nào, thuộc địa phận huyện nào trong tỉnh?

    Toàn tỉnh Khánh Hòa có nhiều đỉnh núi cao từ 1.500m đến 2.000m, đỉnh núi cao nhất là Hòn Giao, cao 2.062m. Hòn Giao nằm trên địa phận huyện Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hòa.


    Câu 15: Từ phía Bắc vào Nam, khi đến địa phận tỉnh Khánh Hòa sẽ gặp dãy núi nào đầu tiên?

    Từ phía Bắc vào Nam, khi đến địa phận tỉnh Khánh Hòa ta sẽ gặp dãy núi Tam Phong, nằm ở phía Tây núi Đại Lãnh. Ở giữa Đại Lãnh và Tam Phong có núi Gian Nan, tục gọi là núi Cục Kịch, trên núi có đèo, thế núi hiểm trở.


    Dãy Tam Phong có 3 ngọn núi cao. Ngọn cao nhất tên là Trấn Sơn, tục gọi là Hòn Giữ (1.264m). Ngọn thứ nhì nằm phía Đông Hòn Giữ tên là Hoành Sơn, tục gọi là Hòn Ngang (1.128m). Ngọn thứ ba nằm phía Nam Hòn Ngang, tên là Hộ Sơn, tục gọi là Hòn Giúp (1.127m).

    Còn tiếp...
     
  2. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Câu 16: Dãy núi nào trong tỉnh Khánh Hòa được vịnh Vân Phong và vịnh Nha Phu bao quanh 3 mặt? Dãy núi này còn có những tên gọi gì?

    Đó là dãy núi Phước Hà, nằm ở phía Đông thị trấn Ninh Hòa, rộng hàng trăm km2, chạy xiên ra biển theo hướng Đông - Nam tạo thành một bán đảo, nằm trên địa phận 4 xã Ninh Phú, Ninh Diêm, Ninh Thủy và Ninh Phước. Dãy núi Phước Hà được vịnh Vân Phong và vịnh Nha Phu bao quanh 3 mặt. Từ trên cao nhìn xuống, hình núi giống như ngón tay cái củ gừng của bàn tay mặt úp sấp.


    Dãy núi Phước Hà có trên 10 ngọn núi, cao nhất là Hòn Hèo (819m) ở giữa, rồi đến hòn Tiên Du (787m) ở phía Tây Nam và hòn Phủ Mái Nhà (725m) ở phía Tây Bắc, còn các hòn khác ở phía Đông như hòn Răng Cưa, hòn Nhọn...


    Trong dãy Phước Hà Sơn có Hòn Hèo là cao nhất, cho nên người dân địa phương thường gọi là núi Hòn Hèo. Tại Hòn Hèo có cây mây bông, chữ là Hoa Đằng, cây vừa to vừa thẳng. Người dân địa phương thường chặt về làm vật dụng, nhất là làm hèo. Do đó, người dân thường gọi là Hòn Hèo, khách văn chương thì gọi văn vẻ là Hoa Đằng Sơn.


    Câu 17: Đặc điểm hình dáng của dãy núi Phước Hà như thế nào?

    Hình thế núi Phước Hà rất hiểm trở và có hình dạng kỳ thú. Đứng tại Phước Sơn, xã Ninh Đa ngó xuống thì giống hệt mái nhà rêu phong, dáng tuy hiền lành nhưng nghiêm nghị. Đứng ngoài Phú Thọ, xã Ninh Diêm ngó vô thì nơi lồi lõm, hốc hác, hình dáng trông rất xấu xí, dữ tợn. Đứng tại Ninh Tịnh, xã Ninh Phước trông ngược lên thì thế núi trông rất hiền hòa, quan cảnh thanh u, kỳ bí. Đứng ở Lệ Cam, xã Ninh Phú mà nhìn thì phong cảnh thật là tú mỹ. Đi dọc theo bờ biển ở Vịnh Nha Phu mà nhìn thì đá núi ngổn ngang, chồng chất, có trăm dạng ngàn hình.


    Câu 18: Sông ngòi Khánh Hòa có đặc điểm như thế nào?

    Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7km có một cửa sông.


    Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn, chảy qua các xã Sơn Trung, Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Thành Sơn và chảy về phía Ninh Thuận. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy ngược dòng về phía Tây.



    Du lịch sông Cái
    Câu 19: Sông Cái Nha Trang có những tên gọi gì? Dài bao nhiêu km, bắt nguồn từ đâu?
    [​IMG]
    Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 79km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và TP. Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000m nhưng lại rất ngắn, thường dưới 20km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu.


    Câu 20: Phụ lưu cuối cùng của sông Cái Nha Trang là sông gì? Từ đó, sông chảy biển Đông như thế nào?

    Phụ lưu cuối cùng của sông Cái Nha Trang là sông Suối Dầu. Từ cửa sông Suối Dầu, sông Cái chạy qua sau lưng thành Diên Khánh để chảy xuống biển Đông.


    Đến thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang, sông Cái chia làm 2 nhánh:


    Một nhánh chảy theo hướng Đông-Nam, men theo chân núi Đồng Bò, chảy xuống Trường Đông, Vĩnh Trường và chảy ra cửa biển Tiểu Cù Huân, gọi là Cửa Bé. Nhánh này hiện nay đã bị lấp, chỉ đến mùa nước lũ, dòng chính mới hiện rõ.


    Nhánh thứ hai chảy xiên theo hướng Đông - Bắc, đây là nhánh chính của sông Cái. Từ Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc chảy đến Ngọc Hội, sông chia làm 2 chi:


    Chi thứ nhất chảy vào Phương Sài, gọi là Ngư Trường (người xưa mượn bến Trường Cá tại Phường Củi mà đặt), rồi chảy xuống Hà Ra (nơi đây xưa kia, nước xoáy tạo thành một đầm rộng gọi là đầm Xương Huân - tên chữ là Cù Đàm) chảy tiếp ra cửa Đại Cù Huân, tức Cửa Lớn Nha Trang.


    Chi thứ hai rộng và sâu hơn, chảy xuống Xóm Bóng - Cù Lao, rồi cũng chảy ra cửa Nha Trang như chi kia.


    Hai chi trước khi chảy ra cửa biển, gặp nhau và cùng ôm lấy cồn đất phù sa, tên gọi là Cồn Dê.


    Từ Ngọc Hội trở lên là trung lưu sông Nha Trang, từ Ngọc Hội trở xuống là hạ lưu sông Nha Trang.


    Câu 21: Hãy nêu một số thác chính trên phần thượng lưu của sông Cái Nha Trang?

    Phần thượng lưu của sông Cái Nha Trang có rất nhiều thác. Từ cửa sông Chò trở lên thì có thác Đồng Trăng, thác Ông Hào, thác Đá Lửa, thác Nhét, thác Mòng, thác Võng. Qua khỏi thác Võng thì có thác Dằng Xay, thác Tham Dự, thác Ngựa, thác Hông Tượng, thác Trâu Đụng, thác Giang Ché, thác Trâu á, thác Nai, thác Rùa, thác Hòm... Phần trên nguồn còn có rất nhiều thác nhưng ít người lên đến nên không có tên gọi.


    Câu 22: Sông Cái (Ninh Hòa) có những tên gọi là gì? Tên sông Dinh từ đâu mà ra?

    Sông Cái của huyện Ninh Hòa ngày nay trong Đại Nam nhất thống chí ghi là sông Vĩnh Phú, xưa gọi là Vĩnh An. Con sông chảy ngang qua huyện Ninh Hòa, nên cũng thường gọi là sông Ninh Hòa.


    Sông chảy qua Vĩnh An, Vĩnh Phú, Vĩnh Hòa cho nên nhân dân đã mượn tên đất đặt tên cho con sông.


    Sông Cái Ninh Hòa còn có tên gọi là sông Dinh, vì trong thời gian đầu, khi mới hình thành vùng đất Khánh Hòa, cơ quan cai trị đóng ở dinh Bình Khang, cho đến đời Nguyễn Trung Hưng mới dời vào Diên Khánh. Dinh quan trấn thủ đóng trong vùng Ninh Hòa hiện nay. Nhân con sông Cái chảy qua trước dinh nên người dân địa phương mới gọi là sông Dinh.


    Câu 23: Sông Dinh có bao nhiều nguồn chính và nước sông đổ ra cửa biển nào?

    Sông Dinh có nhiều nguồn nước đổ vào, nhưng chỉ có 3 nguồn chính:


    - Một từ núi Mẫu Tử ở Khánh Dương chảy xuống, tục gọi là sông Cái.


    - Một từ núi Đại Đa Đa ở Vạn Ninh chảy nhập vào sông Cái tại vùng Xuân Hòa, tục gọi là sông Cây Sao.


    - Một từ ranh giới tỉnh Phú Yên chảy qua vùng Đá Bàn, tục gọi sông Đá Bàn, chảy vào giáp sông Cái tại vùng Vĩnh Phú.


    Từ Vĩnh Phú trở xuống, mới gọi là sông Vĩnh Phú, sông Ninh Hòa, hay sông Dinh.


    Sông Dinh chảy ra cửa biển Hà Liên, đổ vào vịnh Nha Phu.



    Biển Nha Trang
    Câu 24: Bờ biển Khánh Hòa dài bao nhiêu km? Bờ biển có đặc điểm như thế nào?
    [​IMG]
    Bờ biển Khánh Hòa dài khoảng 385km. Bờ biển Khánh Hòa thuộc đoạn bờ biển Nam Trung bộ, là đoạn bờ biển cao và khúc khuỷu nhất Việt Nam. Bờ biển Khánh Hòa thuộc dạng bờ biển trẻ, quá trình xâm thực, mài mòn và bồi đắp tự nhiên phát triển mạnh. Đường bờ biển chạy sát vùng biển có đường đẵng sâu nhất nước ta (cách Mũi Nạy khoảng 5 - 6 hải lý) có độ sâu chừng 350m, cách 13 hải lý có độ sâu từ 2.000 - 3.000m.


    Bờ biển có nhiều dạng khác nhau: bờ biển cát, bờ biển đá, bờ biển vùng vịnh và quanh các đảo. Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát trắng, tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập các cảng biển, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.


    Câu 25: Tỉnh Khánh Hòa có bao nhiêu vịnh? Đó là những vịnh nào?

    Dọc theo bờ biển từ Đại Lãnh trở vào đến Ghềnh Đá Bạc, Khánh Hòa có 4 vịnh lớn. Đó là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh. Mỗi vịnh mỗi vẻ khác nhau nhưng vịnh nào cũng đẹp, cũng ẩn chứa tiềm năng về nhiều mặt. Trong đó có vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200km2, có núi ngăn cách, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới.


    Câu 26: Khánh Hòa hiện nay có mấy cảng biển, đó là những cảng biển nào? Những cảng biển nào được xây dựng sớm nhất?

    Hiện nay, ở Khánh Hòa có 6 cảng biển: Cảng Ba Ngòi, Cảng Cam Ranh, Cảng Nha Trang, Cảng Hòn Khói, Cảng Đá Tây, Cảng Trường Sa. Trong đó những cảng được xây dựng sớm nhất là Cảng Ba Ngòi được xây dựng năm 1924, Cảng Cam Ranh được xây dựng năm 1925, Cảng Nha Trang được xây dựng năm 1927.


    Câu 27: Khu bảo tồn biển là gì?

    Khu bảo tồn biển là vùng biển mà đa dạng sinh học cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các đặc điểm lịch sử, văn hóa đi kèm được quản lý, duy trì và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Đây là vùng biển được thành lập nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cho những mục đích khác không gây tác động xấu đến môi trường.


    [​IMG]
    Lặn biển ở Hòn Mun.
    Câu 28: Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam được lập ở đâu? Có diện tích bao nhiêu km2?

    Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam được lập tại tỉnh Khánh Hòa. Đó là khu bảo tồn biển Hòn Mun.


    Ranh giới tạm thời của Khu bảo tồn biển Hòn Mun là vùng biển trong đó có các đảo Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau (Hòn Hố), Hòn Vung (Hòn Đụn) và Hòn Nọc. Tổng diện tích Khu bảo tồn biển Hòn Mun là 160km2, trong đó diện tích các đảo là 38km2 và vùng nước quanh các đảo là 122km2.


    Câu 29: Vịnh Cam Ranh nằm ở địa phương nào trong tỉnh Khánh Hòa? Vịnh Cam Ranh có đặc điểm như thế nào?

    Nằm ở phía cực Nam tỉnh Khánh Hòa, thuộc địa phận thị xã Cam Ranh, đã từ lâu vịnh Cam Ranh được coi là một trong ba cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, do có đủ 3 yếu tố cơ bản: chiều rộng, độ sâu và được che chắn tốt, lại nằm trong vùng ít bão. Vịnh được tạo nên do một nhánh của dãy Hoàng Ngưu (núi Đồng Bò) cao hơn 927m, chạy từ mũi Cù Hin theo hướng Bắc - Nam vào đến Mũi Điện dài trên 30km, nhấp nhô những đồi núi cát trắng với những đỉnh cao Cù Hin, Núi Ké, Phụng Hoàng tạo thành một bán đảo, thường gọi là bán đảo Cam Ranh. Một nhánh của dãy núi Chúa từ phía Nam chạy ra, theo hướng Nam - Bắc tới mũi Chà Đà thành một bán đảo, thường gọi là bán đảo Mũi Hời, tạo thành cửa trong của vịnh Cam Ranh, rộng khoảng 1km. Giữa 2 bán đảo như 2 dãy trường thành thiên nhiên che chắn sóng gió đại dương. Đảo Bình Ba gồm 2 hòn núi nối liền nhau, Hòn Gò và Hòn Dự nằm án ngữ giữa biển phía Nam bán đảo Cam Ranh, tạo thành cửa ngoài của vịnh, cho nên vịnh Cam Ranh có 2 cửa: Cửa Lớn ở phía Nam, rộng khoảng 3,5km và Cửa Nhỏ ở phía Bắc, rộng khoảng 250m. Vịnh có độ ngang khoảng 60km, chiều dài khoảng 20km, lòng vịnh sâu từ 12 - 25m, diện tích mặt nước cho tàu đậu khoảng 100km2, có sức chứa hàng trăm chiếc tàu cùng lúc, tàu trọng tải 100.000 tấn ra vào vịnh dễ dàng.

    [​IMG]

    Bãi Dài, Cam Ranh.
    Với diện tích và độ sâu này, cộng với thủy triều ở vịnh lên xuống đều đặn một ngày hai lần tương đối đúng giờ, đáy vịnh lại là một mặt bằng cấu tạo bằng loại cát pha bùn chắc nịch, rất thuận tiện cho việc thả neo, các đội tàu ngầm, hạm đội mặt nước có thể đậu và ra vào bất cứ lúc nào, có thể cùng lúc chứa nhiều hạm đội và khi tàu ra khơi, chỉ cần rời khỏi vịnh là đã có thể đi ngay ra đại dương mênh mông, rất gần với hải phận quốc tế (Cam Ranh chỉ cách đường hàng hải quốc tế có một giờ tàu biển, trong khi cảng Vũng Tàu cách 3 giờ và cảng Hải Phòng cách 8 giờ).


    Câu 30: Trong bài vè: Mây Hòn Hèo.
    Heo Đất Đỏ.
    Mưa Đồng Cọ.
    Gió Tu Hoa.
    Cọp ổ Gà.
    Ma Đồng Lớn.


    Những địa danh trong bài vè nằm ở những địa phận nào trong tỉnh Khánh Hòa? Vì sao có sự tương truyền như thế?


    Bài vè dân gian trên nêu những địa danh và đặc điểm tương truyền xưa kia ở một số địa phương trong tỉnh Khánh Hòa.


    Địa danh Hòn Hèo nằm trong dãy Phước Hà Sơn, thuộc địa phận huyện Ninh Hòa ngày nay, là núi cao nhất trong dãy núi Phước Hà. Núi Phước Hà có nhiều mây nhưng nhiều nhất và lớn nhất là mây Hòn Hèo. Vì Hòn Hèo có nhiều mây nên nguời dân địa phương có câu “Mây Hòn Hèo”.


    Địa danh Đất Đỏ chính là núi Xích Thổ, là vùng núi đất ở phía Tây núi Ổ Gà, thuộc địa phận huyện Ninh Hòa. Khi xưa, núi ở đây thấp nhưng cây rừng rậm rạp và có nhiều thú rừng. Trong Đại Nam nhất thống chí chép rằng có cả tê giác, nhưng nhiều nhất là heo rừng. Heo rừng Đất Đỏ đã nhiều, thịt lại rất ngon, vì thế nổi tiếng là “Heo Đất Đỏ”.


    Địa danh Đồng Cọ chính là tên tục của núi Phú Mỹ, mượn tên của cánh đồng nằm dưới chân núi thôn Mỹ Lộc, xã Diên Lộc, huyện Diên Khánh mà đặt. Tên núi Phú Mỹ ít người biết đến, người dân chỉ thường gọi núi Đồng Cọ. Núi ở đây trùng trùng điệp điệp, nhiều cây cao rừng rậm, lúc nào cũng có mây vần và mùa nào cũng có mưa. Vì trên núi thường có mưa và mưa lại nhiều nên nhân dân địa phương có câu “Mưa Đồng Cọ”.


    Địa danh Tu Hoa là núi nằm về phía Tây Tu Bông, thuộc xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh. Xưa kia gọi là Tô Sơn hay Hoa Sơn. Sau do đọc trại chữ “Tô” thành chữ “Tu” và ghép với chữ “Hoa” vào thành “Tu Hoa” . Khánh Hòa nhờ những dãy núi phía Tây và phía Bắc vừa cao, vừa liền che chắn, nên không bị ảnh hưởng của gió Lào và gió bấc. Riêng vùng Tu Bông, ở phía Tây và Tây Bắc có đôi nơi núi hạ thấp xuống tạo thành thung lũng. Do đó, gió Lào và gió bấc lọt qua được. Gió Lào thổi vào mùa hạ và thổi qua hòn Tu Hoa, cho nên có câu “Gió Tu Hoa”. Gió bấc thổi vào mùa thu, mùa đông và thổi qua thung lũng phía Tây Bắc, nơi đó gọi là Eo Gió. Gió Lào và gió bấc đều thổi đến Tu Bông, cho nên Tu Bông còn có tên là “Tụ Phong Xứ”, nghĩa là xứ tụ gió. Gió thổi ào ào và thổi suốt ngày, suốt tháng.


    Địa danh Ổ Gà là tên gọi khác của núi Phú Như, nằm ở phía Bắc thị trấn Ninh Hòa, phía Tây đèo Bánh Ít tức đèo Hà Thanh. Núi không cao nhưng rậm rạp, nên cọp rất nhiều. Xưa kia, Khánh Hòa nổi tiếng về cọp. Tục có câu “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”, vì núi nào hễ có rừng rậm là có cọp. Cọp ở Ổ Gà lại nhiều hơn các vùng rừng núi khác trong tỉnh. Tương truyền cọp kéo ra từng đàn, cho nên phương ngôn có câu “Cọp Ổ Gà”.


    Địa danh Đồng Lớn, là núi Đồng Lớn cùng nằm trong một dãy với núi Đồng Cọ. Núi Đồng Lớn còn có tên gọi khác là núi Đại Đồng. Đồng Lớn ở trên Đồng Cọ, thuộc thôn Phước Lương, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh. Cũng như Đồng Cọ, núi Đồng Lớn có nhiều danh mộc, song núi nổi danh không phải vì có nhiều gỗ tốt mà vì có nhiều “ma”. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng, vùng này xưa kia là chiến trường, có nhiều người chết, oan khí không tan, kết thành ma, hay quấy phá mọi người, cho nên qua lại trong vùng không mấy ai dám đi một mình. Vì vậy, tục gọi là “Ma Đồng Lớn”.

    Còn tiếp...
     
  3. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Câu 31: Khí hậu ở Khánh Hòa có đặc điểm như thế nào?

    Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.


    Khánh Hòa cũng là vùng ít gió bão, nếu có thường cũng ít có bão lớn, hoặc kéo dài như các tỉnh khác.


    Câu 32: Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa khoảng bao nhiêu độ C? Nhiệt độ thay đổi qua các mùa như thế nào?

    Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa trên dưới 260C. Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 170 - 250C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 340C (ở Nha Trang) và 370 - 380C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 200 - 270C (ở Nha Trang) và 200 - 260C (ở Cam Ranh).


    Câu 33: Tần số bão đổ bộ vào vùng biển Khánh Hòa hàng năm có chỉ số là bao nhiêu?

    Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa chỉ là 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao, khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt, tác hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.


    Câu 34: Từ năm 1975 đến nay, ở Khánh Hòa xảy ra những trận lũ lớn trong các năm nào?

    Từ năm 1975 đến nay, ở Khánh Hòa đã xảy ra những trận lũ lớn trong các năm 1978, 1981, 1986 và 1993.


    - Lũ năm 1978: Do mưa lớn của cơn bão số 14, lũ lụt đã xuất hiện trên khắp các triền sông Khánh Hòa trong tháng 11-1978.


    - Lũ năm 1981: Trận mưa từ ngày 7 – 11-10-1981 có trị số khá lớn, từ 450mm đến xấp xỉ 700mm, sinh lũ lớn trên báo động cấp III trên các triền sông ở Khánh Hòa.


    - Lũ năm 1986: Trận mưa lớn do áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh từ 1 – 3-12-1986 sinh ra lũ lớn, vượt xa báo động cấp III.


    - Lũ năm 1993: thuộc loại dị thường với số lượng nhiều (4 cơn lũ) có sức phá hoại rất lớn, hơn 100 người bị chết và mất tích.


    Trận lũ từ ngày 3 – 5-10-1993, mưa lớn đạt 360mm ở Vạn Ninh, 344mm ở Ninh Hòa, 164mm ở Diên Khánh, gây lũ cấp II, III trên các triền sông.


    Trận lũ từ 26 – 30-11-1993 đến 4 – 6-12-1993, vượt báo động cấp III trên các triền sông (riêng trên sông Cái Nha Trang vượt 1.63m).


    Trận lũ từ ngày 8 – 9-12-1993, vượt báo động cấp III trên các triền sông (riêng tại sông Cái Nha Trang vượt 2,03m).


    Trận lũ ngày 23-12-1993: Mưa lớn đạt 123mm ở Ninh Hòa, 150mm ở Vạn Ninh, gây ra lũ lụt lớn.

    Còn tiếp...
     
  4. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    III - ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH
    [​IMG]
    Thành - Diên Khánh.
    Câu 35: Lịch sử hành chính của vùng đất Khánh Hòa thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn được tổ chức như thế nào?

    Năm 1653, khi vùng đất Khánh Hòa đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ nước ta. Về mặt tổ chức hành chính, chúa Nguyễn Phúc Tần đặt vùng đất này làm dinh Thái Khang, có 2 phủ: Phủ Thái Khang và phủ Diên Ninh. Phủ Thái Khang có 2 huyện Tân Định và Quảng Phước. Phủ Diên Ninh có 3 huyện Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu.


    Năm 1690, phủ Thái Khang được đổi thành phủ Bình Khang.


    Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh.


    Về số đơn vị hành chính của 2 phủ Bình Khang và Diên Khánh trong thời kỳ này, sách "Lịch triều Hiến chương loại chí" ghi: “Phủ Bình Khang có 2 huyện: Quảng Phước và Tân Định. Huyện Quảng Phước có 65 xã, thôn; huyện Tân Định có 1 tổng, 1 trang.


    Phủ Diên Khánh có 3 huyện: Phước Điền, Vĩnh Xương và Hoa Châu. Huyện Phước Điền có 27 xã, thôn; huyện Vĩnh Xương có 17 xã, thôn; huyện Hoa Châu có 3 tổng, 1 trang”.


    Từ 1773 đến 1793, dinh Bình Khang thuộc về nhà Tây Sơn, chính quyền nhà Tây Sơn bỏ dinh, chỉ để phủ và huyện.


    Năm 1793, khi Nguyễn ánh chiếm lại vùng đất Khánh Hòa, lập lại dinh Bình Khang và dời sở lỵ về đặt tại thành Diên Khánh.


    Câu 36: Lịch sử hành chính tỉnh Khánh Hòa dưới triều nhà Nguyễn (từ 1802 - 1885) được tổ chức như thế nào?

    Năm 1803, dinh Bình Khang được đổi thành dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang đổi thành phủ Bình Hòa.


    Năm 1808, dinh Bình Hòa đổi thành trấn Bình Hòa.


    Năm 1831, phủ Bình Hòa đổi thành phủ Ninh Hòa.


    Năm 1832, trấn Bình Hòa được đổi thành tỉnh Khánh Hòa, tỉnh lỵ đặt tại thành Diên Khánh. Huyện Hoa Châu được nhập vào huyện Phước Điền. Tỉnh Khánh Hòa lúc bấy giờ có 2 phủ, 4 huyện. Phủ Diên Khánh có 2 huyện: huyện Phước Điền và Vĩnh Xương. Phủ Ninh Hòa có 2 huyện: huyện Quảng Phước và Tân Định.


    [​IMG]
    Chùa Long Sơn
    Câu 37: Tên tỉnh Khánh Hòa có từ khi nào?

    Địa danh tỉnh Khánh Hòa bắt đầu xuất hiện từ năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng, với việc đổi trấn thành tỉnh, trấn Bình Hòa được đổi thành tỉnh Khánh Hòa. Từ khi có tên đơn vị hành chính tỉnh Khánh Hòa, tính đến năm 2002 vừa đúng 170 năm (1832 - 2002). Riêng đối với lịch sử của vùng đất Khánh Hòa thì năm 2003 vừa tròn 350 năm (1653 - 2003).


    Câu 38: Trước ngày diễn ra Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Khánh Hòa có những phủ, huyện nào?

    Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ: Ninh Hòa, Diên Khánh, 3 huyện là Cam Lâm, Vĩnh Xương, Vạn Ninh và thị xã Nha Trang.


    Câu 39: Khánh Hòa hiện nay có mấy huyện, thị, thành phố? Là những huyện, thị, thành phố nào?

    Tỉnh Khánh Hòa hiện nay có 1 thành phố Nha Trang, 1 thị xã Cam Ranh, 6 huyện là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đảo Trường Sa.


    Như vậy, về đơn vị hành chính, Khánh Hòa vừa có thành phố, có thị xã, có huyện đồng bằng, có huyện miền núi và có cả huyện đảo.


    Câu 40: Khánh Hòa hiện nay có bao nhiêu xã, phường, thị trấn? Huyện nào nhiều xã nhất, huyện nào ít xã nhất?

    Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa có 137 xã phường, thị trấn, trong đó có 28 phường, 104 xã và 5 thị trấn. Huyện có nhiều đơn vị hành chính cấp xã nhất là Ninh Hòa (26 xã), huyện ít đơn vị hành chính cấp xã nhất là huyện Khánh Sơn (7 xã).
     
  5. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Câu 41: Trong các đơn vị hành chính cấp huyện (và tương đương) của tỉnh Khánh Hòa, đơn vị nào có diện tích tự nhiên lớn nhất, đơn vị nào có diện tích tự nhiên nhỏ nhất?
    [​IMG]
    Trong các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Khánh Hòa hiện nay, huyện Ninh Hòa có diện tích tự nhiên lớn nhất (1.196km2), TP. Nha Trang có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (251km2).


    Câu 42: Huyện nào của Khánh Hòa hoàn toàn không tiếp giáp với biển?

    Trong 8 huyện, thị, thành phố của tỉnh Khánh Hòa thì có 3 huyện hoàn toàn không tiếp giáp với biển, đó là 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và huyện đồng bằng Diên Khánh.




    Câu 43: Tên gọi Nha Trang bắt nguồn từ đâu?

    Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên Nha Trang bắt nguồn từ tiếng Chăm. Đó là Ea Tran hay Yjatran. Ea hay Yja là sông. Tran là lau lách (sông Lau). Gọi như vậy là vì xưa kia, lau lách mọc đầy hai bên bờ sông Cái đổ ra cửa biển Cù Huân (Nha Trang ngày nay).


    Trong các sách viết trước thời Pháp thuộc đã dùng đến chữ Nha Trang. Trong tập "Phương Đình Dư địa chí" của Nguyễn Siêu đời Tự Đức, do Ngô Mạnh Nghinh dịch, phần viết về tỉnh Khánh Hòa ghi rõ rằng: "Năm Quý Sửu đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Quy Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang, gọi là thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành". Trong "Đại Nam nhất thống chí của Cao Xuân Dục soạn thời Duy Tân cũng có nói đến Nha Trang. Song không phải tên thành phố mà là tên một nguồn của con sông Cù Giang: nguồn Nha Trang, vũng Nha Trang (vịnh Nha Trang ngày nay).


    Câu 44: TP. Nha Trang có từ khi nào? Cơ cấu hành chính được thay đổi ra sao?

    Trước năm 1924, vùng đất mang địa giới hành chính Nha Trang ngày nay còn thuộc huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa.


    Năm 1924, vua Khải Định ra đạo dụ thành lập thị trấn Nha Trang. Lúc hình thành, thị trấn Nha Trang có 4 làng: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài.


    Ngày 15-3-1944, vua Bảo Đại ra đạo dụ lấy thêm phần đất làng Phước Hải của huyện Vĩnh Xương sáp nhập vào thị trấn Nha Trang, đổi làng thành phường, nâng thị trấn lên thành thị xã. Thị xã Nha Trang lúc đó có 5 phường: phường đệ nhất (Xương Huân), phường đệ nhị (Phương Câu), phường đệ tam (Vạn Thạnh), phường đệ tứ (Phương Sài), phường đệ ngũ (Phước Hải).


    Sau ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp cho chuyển cơ quan hành chính tỉnh Khánh Hòa về Nha Trang, tách phần đất Diên Khánh ngày nay ra khỏi huyện Vĩnh Xương. Huyện Vĩnh Xương còn lại phần đất của phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Vĩnh Hải và các xã ngoại thành Nha Trang hiện nay. Toàn huyện chia làm 2 tổng Sơn Hà và Xương Hà.


    Ngày 28-8-1956, chính quyền Ngô Đình Diệm ra đạo dụ số 50 bãi bỏ quy chế thị xã, tách Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.


    Ngày 20-7-1970, tách 2 xã Nha Trang Đông và Nha Trang Tây ra khỏi Vĩnh Xương và lấy thêm các xã Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, các ấp Vĩnh Xuân xã Vĩnh Thái, Vĩnh Điềm Hạ xã Vĩnh Hiệp, ấp Ngọc Hội, Ngọc Thảo, Lư Cấm xã Vĩnh Ngọc của quận Vĩnh Xương thành lập thị xã Nha Trang.


    Năm 1972, thị xã Nha Tramg được chia làm 2 quận. Quận I có 5 phường là: Vĩnh Thái, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân (Xương Huân cũ). Quận II gồm 6 phường là: Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên.


    Về phía chính quyền cách mạng, tháng 10 năm 1950, do yêu cầu của phong trào cách mạng, huyện Vĩnh Xương và thị xã Nha Trang được sáp nhập thành liên huyện thị Vĩnh Trang.


    Ngày 2-4-1975, tỉnh Khánh Hòa được giải phóng. Ngày 6-4-1975 Ủy ban quân quản tỉnh Khánh Hòa tách Vĩnh Trang thành 3 đơn vị hành chính. Vùng đất thị xã Nha Trang trước đây chia làm 2 quận (Quận I và Quận II) và huyện Vĩnh Xương cũ đổi thành quận Vĩnh Xương.


    Tháng 9-1975, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Khánh Hòa quyết định hợp nhất Quận I và Quận II, lấy thêm các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước của quận Vĩnh Xương thành lập thị xã Nha Trang.


    Tháng 4-1975, 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất lại thành tỉnh Phú Khánh. Phần đất của quận Vĩnh Xương nhập vào quận Diên Khánh làm thành huyện Khánh Xương.


    Ngày 30-3-1977, theo Quyết định số 391-QĐ/CP của Hội đồng Chính phủ, lấy 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương cắt ra khỏi huyện Khánh Xương nhập vào thị xã Nha Trang. Đồng thời nâng thị xã Nha Trang lên thành thành phố trực thuộc tỉnh Phú Khánh.
    Ngày 1-7-1989, tỉnh Phú Khánh được tách thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, TP. Nha Trang trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.


    Câu 45: TP. Nha Trang có diện tích tự nhiên là bao nhiêu km2? Không gian địa lý nằm trong giới hạn nào?

    TP. Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251km2. Nha Trang nằm trên tọa độ địa lý 12o8'33" đến 12o25'18" vĩ độ Bắc và 109o7'16" đến 109o14'30" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp các xã Cam Hải, Cam Tân, thị xã Cam Ranh, phía Tây giáp các xã Diên An, Diên Phú, huyện Diên Khánh, phía Đông giáp biển Đông.
     
  6. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Câu 46: TP. Nha Trang có bao nhiêu xã phường, là những xã, phường nào? Trong đó đơn vị nào được thành lập sớm nhất, đơn vị nào được thành lập muộn nhất?

    TP. Nha Trang hiện nay có 27 xã phường, trong đó có 19 phường, 8 xã. Đó là các phường: Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Hải, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Phước Long, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Hòa, Phước Hải, Phương Sơn, Phương Sài, Vạn Thạnh, Vạn Thắng, Xương Huân, Tân Lập, Lộc Thọ, Ngọc Hiệp và các xã Vĩnh Phương, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thái, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh, Phước Đồng.


    Đơn vị được thành lập sớm nhất là 4 làng Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài thuộc thị trấn Nha Trang vào năm 1924. Đơn vị được thành lập muộn nhất là phường Vĩnh Hòa vào ngày 1-4-2002.




    Câu 47: Thị xã Cam Ranh có từ bao giờ?

    [​IMG]

    Lịch sử hình thành vùng đất Cam Ranh, đặc biệt về mặt hành chính, tuy còn rất mới mẽ nhưng có nhiều biến động, thay đổi. Kể từ năm 1653, khi chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra dinh Thái Khang với 2 phủ và 5 huyện, qua các đời vua Minh Mạng, Thành Thái, Duy Tân đến Bảo Đại sau này với nhiều cách phân định ranh giới, lập các đơn vị hành chính khác nhau, cho đến giữa năm 1939, Cam Ranh ngày nay vẫn là một phần đất của huyện Vĩnh Xương (gồm các tổng Thủy Triều, Cam Linh, Thịnh Xương và 6 tổng miền núi) giáp với tỉnh Ninh Thuận.


    Giữa năm 1939, với Nghị định ngày 8-6 của toàn quyền Đông Dương Catrou và Chỉ dụ số 17 của Bảo Đại năm thứ 15, tách một phần đất của Ninh Thuận và huyện Vĩnh Xương lập một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện, trực thuộc tỉnh Khánh Hòa gọi là Nha đại lý hành chính Ba Ngòi, năm 1947 đổi thành quận Cam Lâm. Dưới thời Ngô Đình Diệm, qua 4 lần tách, nhập, đổi tên, đến cuối năm 1965, với Sắc lệnh số 206 ngày 25-10 của chính quyền Thiệu - Kỳ, thị xã Cam Ranh được thành lập, bao gồm một phần đất của huyện Cam Lâm và phần đất đã nhập vào quận Du Long trước đó. Đồng thời, Nghị định ngày 27-12-1965 của chính quyền ngụy Sài Gòn lập quận Cam Lâm gồm 8 xã thuộc tỉnh Khánh Hòa, đến tháng 2 năm 1968 lại lấy thêm 2 xã Cam Sơn và Cam Phú của quận Cam Lâm nhập vào thị xã Cam Ranh.


    Dưới chính quyền cách mạng, để thuận tiện cho sự chỉ đạo từng thời kỳ, địa giới hành chính huyện Ba Ngòi cũng có một số thay đổi. Cuối năm 1949, nhập tổng Hòa Tân vào huyện Ba Ngòi, đầu năm 1951, tách huyện Ba Ngòi thành 2 khu: khu đặc biệt Cam Ranh và huyện Khánh Sơn. Tháng 5-1976, nhập lại thành một huyện lấy tên chung là huyện Cam Ranh và đầu năm 1985 lại tách thành hai huyện Cam Ranh và Khánh Sơn.


    Ngày 7-7-2000, huyện Cam Ranh được nâng lên thành thị xã Cam Ranh.


    Câu 48: Thị xã Cam Ranh có diện tích tự nhiên bao nhiêu km2? Có bao nhiêu xã, phường, là những xã, phường nào?


    Thị xã Cam Ranh hiện nay có diện tích tự nhiên là 690km2. Hiện có 27 xã, phường, trong đó có 9 phường và 18 xã. Đó là các phường Cam Nghĩa, Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc, Cam Linh, Cam Lợi, Cam Lộc, Cam Thuận, Cam Phú, Ba Ngòi và các xã Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Thành Bắc, Cam Thành Nam, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam An Nam, Cam An Bắc, Cam Phước Tây, Cam Phước Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Thịnh Đông, Cam Tân, Cam Hòa, Cam Đức, Cam Bình, Cam Lập, Sơn Tân.

    [​IMG]

    Đại Lãnh - Vạn Ninh.
    Câu 49: Huyện Vạn Ninh có từ khi nào?

    Huyện Vạn Ninh trước kia là huyện Quảng Phước thuộc phủ Thái Khang, được thành lập năm Thịnh Đức thứ nhất (1653), đến năm 1690, phủ Thái Khang đổi thành phủ Bình Khang gồm 2 huyện Quảng Phước và Tân Định. Năm Gia Long thứ hai (1803) phủ Bình Khang đổi thành phủ Bình Hòa. Năm Minh Mạng thứ mười hai (1831), phủ Bình Hòa lại đổi thành phủ Ninh Hòa, gồm các tổng: Phước Tường Ngoại, Phước Tường Nội, Phước Thiện, Phước Hà Nội, Phước Hà Ngoại, Phước Khiêm.


    Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng mở đường 21, nối liền Buôn Ma Thuột với huyện Tân Định và cảng Hòn Khói, nền kinh tế Tân Định trở nên phồn thịnh, chúng lại đổi tên huyện Tân Định thành phủ Ninh Hòa, cắt 3 tổng của huyện Quảng Phước là Phước Khiêm, Phước Hà Nội, Phước Hà Ngoại nhập vào phủ Ninh Hòa (huyện Ninh Hòa ngày nay). Phủ Ninh Hòa cũ đổi thành huyện Vạn Ninh ngày nay.
     
  7. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Câu 50: Tổ chức hành chính huyện Vạn Ninh có những thay đổi như thế nào?

    Từ năm 1945 trở về trước, huyện Vạn Ninh có 3 tổng: Phước Tường Nội, Phước Tường Ngoại, Phước Thiện.


    Đầu năm 1946, chính quyền cách mạng chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Vạn Ninh thành lập được 8 xã. Phước Thiện có 3 xã: Phước Đông, Phước Trung, Phước Tây; Phước Tường Nội có 3 xã: Đồng Xuân, Đồng Tiến, Đồng Hòa; Phước Tường Ngoại có 2 xã: Liên Hưng, Liên Hiệp.


    Đến năm 1956, ngụy quyền Sài Gòn cắt tổng Phước Thiện nhập vào huyện Ninh Hòa.


    Sau khi miền Nam Hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Năm 1976, dưới chính quyền cách mạng, Vạn Ninh và Ninh Hòa hợp nhất thành huyện Khánh Ninh. Năm 1979, Khánh Ninh lại được tách ra làm 2 huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh cho đến ngày nay.

    [​IMG]

    Câu 51: Huyện Vạn Ninh hiện nay có diện tích bao nhiêu km2? Có bao nhiêu xã, thị trấn, đó là các xã, thị trấn nào?

    Huyện Vạn Ninh hiện nay có diện tích tự nhiên là 550km2. Vạn Ninh hiện có 12 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã Vạn Bình, Vạn Phú, Vạn Hưng, Vạn Lương, Vạn Thọ, Vạn Khánh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Xuân Sơn, Đại Lãnh và thị trấn Vạn Giã.


    Câu 52: Địa danh Vạn Giã có nguồn gốc từ đâu mà ra?

    Địa danh Vạn Giã có được là do tên 2 cửa biển của vịnh Vân Phong ghép lại. Vịnh Vân Phong có 2 cửa biển là Cửa Vạn và Cửa Giã. Cửa Vạn ở tại Đầm Môn, dưới chân bán đảo Bàn Sơn, là bờ phía Đông của vịnh Vân Phong. Trước cửa có một hòn đảo lớn, người dân địa phương hay gọi Hòn Lớn, tên chữ là Đại Dự đứng che, cho nên cửa rất kín gió, giúp cho tàu bè tránh bão tố. Vào ra cửa có 2 lạch ở giữa Hòn Lớn và 2 nhánh núi của bán đảo Bàn Sơn. Lạch phía Đông là lạch Cửa Bé, lạch phía Tây gọi là lạch Cửa Lớn hay còn gọi lạch Cổ Cò. Cửa Giã nằm tại Vạn Giã (ngày nay) là nơi ghe thuyền buôn bán ra vào. Tàu thuyền đánh cá ở các nơi thường dồn về Cửa Giã để phân phối đi các nơi khác, Cửa Giã ngày nay đã trở thành khu dân cư đông đúc.


    Câu 53: Huyện Ninh Hòa có từ bao giờ?

    Vào năm 1653, khi chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra dinh Thái Khang, gồm có 2 phủ Diên Ninh và Thái Khang, có 5 huyện thuộc 2 phủ là Phước Điền, Hoa Châu, Vĩnh Xương, Tân Định và Quảng Phước trên vùng đất của Khánh Hòa ngày nay. Huyện Tân Định thuộc phủ Thái Khang, chính là tiền thân của huyện Ninh Hòa ngày nay, được hình thành có ranh giới từ đèo Rù Rì đến giữa sông Dinh.


    Qua bao thăng trầm, đến năm 1930 - 1931, sau khi Quốc lộ 21 hoàn thành, nối liền huyện Tân Định với Tây Nguyên, huyện Tân Định trở nên phồn thịnh, Pháp cắt 7 làng ở phía Nam đèo Rọ Tượng cho huyện Vĩnh Xương và nhập 3 tổng của huyện Quảng Phước vào huyện Tân Định, đổi tên thành phủ Ninh Hòa, là huyện Ninh Hòa ngày nay, còn phủ Ninh Hòa cũ đổi thành huyện Vạn Ninh ngày nay.

    [​IMG]

    Câu 54: Đơn vị hành chính huyện Ninh Hòa có những thay đổi như thế nào? Không gian địa lý huyện Ninh Hòa nằm trong giới hạn nào?

    Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, năm 1976, huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh hợp nhất thành huyện Khánh Ninh. Năm 1979, lại được tách ra và có ranh giới như hiện nay.


    Hiện nay, phía Bắc huyện Ninh Hòa giáp huyện Vạn Ninh, phía Nam giáp TP. Nha Trang, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và huyện Sông Hinh (Phú Yên), phía Tây và Tây Nam giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp biển Đông.
     
  8. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Câu 55: Huyện Ninh Hòa hiện nay có diện tích bao nhiêu km2? Có bao nhiêu xã, thị trấn? Đó là những xã, thị trấn nào?

    Huyện Ninh Hòa hiện nay có diện tích tự nhiên là 1.196km2. Ninh Hòa hiện có 26 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã Ninh Quang, Ninh Bình, Ninh Xuân, Ninh Đa, Ninh Diêm, Ninh Hưng, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Thọ, Ninh Phụng, Ninh Đông, Ninh Trung, Ninh Thân, Ninh Phú, Ninh Thủy, Ninh Hải, Ninh Sim, Ninh Sơn, Ninh An, Ninh Ích, Ninh Thượng, Ninh Tây, Ninh Phước, Ninh Vân, Ninh Lộc, Ninh Tân và thị trấn Ninh Hòa.


    [​IMG]

    Câu 56: Huyện Diên Khánh có từ bao giờ?
    Diên Khánh trước kia là vùng đất của phủ Diên Ninh thuộc dinh Thái Khang. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Lúc bấy giờ huyện Phước Điền (tức huyện Diên Khánh sau này) thuộc phủ Diên Khánh. Năm 1832, trấn Bình Hòa đổi thành tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ và 4 huyện. Phủ Diên Khánh gồm có 2 huyện Phước Điền và Vĩnh Xương (huyện Hoa Châu nhập vào huyện Phước Điền).


    Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, chúng tiến hành thay đổi về mặt hành chính. Tỉnh Khánh Hòa có 2 phủ Ninh Hòa, Diên Khánh và 2 huyện Vạn Ninh, Vĩnh Xương. Phủ Diên Khánh có 3 tổng: tổng Trung Châu (Bắc sông Cái), tổng Vĩnh Phước (Tây-Nam sông Cái), tổng Ninh Phước (Đông-Nam sông Cái).


    Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1946, chính quyền cách mạng quyết định xóa bỏ phủ Diên Khánh thành lập huyện Diên Khánh như ngày nay.


    Câu 57: Tổ chức hành chính huyện Diên Khánh có những thay đổi như thế nào?

    Năm 1946, sau khi xóa phủ thành lập huyện Diên Khánh. Trong 2 cuộc kháng chiến, địa bàn huyện Diên Khánh có những thay đổi, nhiều lần nhập, tách với các xã của huyện Vĩnh Xương và Cam Ranh. Từ năm 1950 - 1954, nhập 2 huyện Vĩnh Xương và Diên Khánh thành huyện Vĩnh Khánh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, huyện có lúc tạm thời chia làm 4 đơn vị: 2 huyện miền núi Vĩnh Sơn, Vĩnh Khánh (1961 - 1975) và 2 huyện đồng bằng là Cửu Long và Hương Giang, đồng thời nhập 1 số xã của Vĩnh Xương (Vĩnh Phương, Vĩnh Lương, Vĩnh Hải, Vĩnh Ích) cho Diên Khánh (1961 - 1975). Từ 1965 - 1975, tách xã Diên An, Diên Toàn cho huyện - thị Vĩnh Trang.


    Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 4-1975 nhập thêm 7 xã của huyện Vĩnh Xương đổi thành huyện Khánh Xương. Tháng 3-1977, tách 7 xã của huyện Vĩnh Xương nhập vào TP. Nha Trang, huyện trở lại địa giới cũ gồm đồng bằng Diên Khánh và huyện miền núi Khánh Vĩnh. Tháng 6-1985, huyện Diên Khánh lại tách làm 2 huyện: Khánh Vĩnh và huyện Diên Khánh ngày nay.


    Câu 58: Không gian địa lý huyện Diên Khánh nằm trong giới hạn nào? Huyện Diên Khánh hiện nay có diện tích bao nhiêu km2? Có bao nhiêu xã, thị trấn, đó là các xã, thị trấn nào?

    Diên Khánh ngày nay là huyện đồng bằng của tỉnh Khánh Hòa, ở vị trí 109o12' kinh độ Đông và 12o15' vĩ độ Bắc. Phía Đông giáp TP. Nha Trang, phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh, phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh và Khánh Sơn. Diện tích tự nhiên huyện Diên Khánh hiện nay là 512km2.


    Huyện Diên Khánh hiện nay có 20 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã Diên Sơn, Diên Điền, Diên An, Diên Lâm, Diên Phước, Diên Tân, Diên Đồng, Diên Xuân, Diên Thọ, Diên Lộc, Diên Hòa, Diên Bình, Diên Lạc, Diên Thạnh, Diên Toàn, Diên Phú, Suối Tân, Suối Cát, Suối Hiệp, Suối Tiên và thị trấn Diên Khánh.
     
  9. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Câu 59: Huyện Khánh Sơn có từ khi nào?

    [​IMG]

    Trước đây, huyện Khánh Sơn và thị xã Cam Ranh ngày nay vốn cùng một đơn vị hành chính và là một phần đất của Khánh Hòa và Ninh Thuận. Trải qua nhiều lần phân định ranh giới cho nên địa giới hành chính cũng có sự thay đổi.


    Tháng 3-1951, Ủy ban kháng hành chính Nam Trung bộ ra quyết định tách huyện Ba Ngòi thành 2 đơn vị hành chính: Khu vực đặc biệt Cam Ranh và huyện Khánh Sơn. Năm 1960, tách vùng ở Sông Cạn - Trại Láng trở vào Cà Rôm giao về Ninh Thuận quản lý, đồng thời nhập 2 xã Sơn Bình, Sơn Thượng của huyện Bác Ái vào huyện Khánh Sơn. Năm 1962, tách các xã Sơn Bình, Sơn Thượng, Sơn Lâm, Sơn Thành, Sơn Thái nhập vào huyện Vĩnh Sơn mới thành lập (nay thuộc huyện Khánh Vĩnh).


    Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 11-1975, nhập các xã Sơn Thành, Sơn Lâm vào huyện Khánh Sơn. Quyết định số 49/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10-3-1977, hợp nhất huyện Cam Ranh và huyện Khánh Sơn thành huyện Cam Ranh. Tháng 6-1985, tách huyện Cam Ranh thành 2 huyện: Huyện Cam Ranh và huyện Khánh Sơn ngày nay.


    Câu 60: Không gian địa lý của huyện Khánh Sơn nằm trong giới hạn nào?

    Huyện Khánh Sơn nằm trên tọa độ địa lý 11o48'30" đến 12o10'40" vĩ độ Bắc và 108o41' đến 109o17' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh, phía Đông-Nam giáp thị xã Cam Ranh, phía Đông-Tây giáp huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.


    Câu 61: Khánh Sơn có diện tích tự nhiên bao nhiêu km2? Có bao nhiêu xã, thị trấn, là những xã, thị trấn nào?

    Huyện Khánh Sơn có diện tích tự nhiên là 336km2. Khánh Sơn hiện có 7 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã Sơn Bình, Sơn Hiệp, Sơn Lâm, Sơn Trung, Thành Sơn, Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam và thị trấn Tô Hạp.


    [​IMG]

    Câu 62: Huyện Khánh Vĩnh có từ khi nào?

    Khánh Vĩnh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Khánh Hòa. Khánh Vĩnh được tách ra từ huyện Diên Khánh cũ theo Quyết định số 189 HĐBT ngày 27-6-1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).


    Câu 63: Không gian địa lý của huyện Khánh Vĩnh nằm trong giới hạn nào?

    Huyện Khánh Vĩnh nằm trên tọa độ địa lý 12o45'52" đến 12o30'14" vĩ độ Bắc và 108o04'23" đến 109o40'23" kinh độ Đông. Phía Bắc huyện Khánh Vĩnh giáp huyện Ninh Hòa và tỉnh Đắc Lắc, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp huyện Diên Khánh, phía Nam giáp huyện Khánh Sơn.


    Câu 64: Khánh Vĩnh có diện tích tự nhiên bao nhiêu km2? Có bao nhiêu xã, thị trấn, là những xã, thị trấn nào?

    Huyện Khánh Vĩnh có diện tích tự nhiên là 1.165km2. Khánh Vĩnh hiện có 13 xã và 1 thị trấn. Đó là các xã Khánh Bình, Khánh Hiệp, Khánh Trung, Khánh Thượng, Khánh Đông, Khánh Nam, Khánh Phú, Khánh Thành, Cầu Bà, Giang Ly, Liên Sang, Sơn Thái, Sông Cầu và thị trấn Khánh Vĩnh.
     
  10. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Câu 65: Không gian địa lý huyện đảo Trường Sa nằm trong giới hạn nào?
    Huyện đảo Trường Sa nằm trên biển Đông, ở phía Đông và Đông Nam bờ biển nước ta. Huyện Trường Sa nằm ở tọa độ địa lý phạm vi 6o50'00" đến 12o00'00" vĩ độ Bắc và từ 111o30'00" đến 117o20'00" kinh độ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa Lớn).


    [​IMG]

    Câu 66: Quần đảo Trường Sa có đặc điểm địa lý như thế nào?

    Quần đảo Trường Sa là một dãy hơn 100 đảo lớn nhỏ, bãi ngầm, bãi đá san hô nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước, khi thủy triều xuống thấp, bao bọc một vùng biển rộng ước chừng 160.000 đến 180.000km2. Quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm: cụm Song Tử, Loai Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. Trong quần đảo Trường Sa, đảo cao nhất là Song Tử Tây, ở phía Bắc quần đảo, cao khoảng 4 - 6m. Khi thủy triều thấp nhất, đảo nằm xa nhất về cực Nam là đảo Sác Lốt. Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (khoảng 0,6km2) sau đó đến đảo Nam Yết (0,5km2), còn lại là các đảo nhỏ hơn. Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất từ Song Tử Tây đến đảo An Bang khoảng 280 hải lý.


    Câu 67: Huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa khi nào?

    Trước Cách mạng Tháng Tám, Trường Sa là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Ngày 21-12-1933, Thống đốc Nam Kỳ Grô-thay-me đã ký Nghị định 4762/CP đặt quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Đến thời chính quyền Sài Gòn, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 9-12-1982, huyện Trường Sa chính thức được thành lập thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28-12-1982, Nghị quyết của Quốc hội khóa VII sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Ngày 1-7-1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành 2 tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.


    IV - DÂN CƯ

    Câu 68: Những dấu vết về sự cư trú của những cư dân đầu tiên sống trên vùng đất Khánh Hòa được phát hiện ở đâu?


    Ngay từ thuở xa xưa, trên vùng đất Khánh Hòa đã có cư dân sinh sống. Bằng chứng về sự cư trú lâu đời của những cư dân này, dựa vào các di chỉ khảo cổ được phát hiện gần đây ở các địa phương trong tỉnh như: Dốc Gạo (thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn), Xóm Cồn (phường Cam Linh, thị xã Cam Ranh), xã Diên Sơn (huyện Diên Khánh), đảo Hòn Tre (TP. Nha Trang) và một số nơi khác đã tìm thấy dấu vết những cư dân đầu tiên sống cách đây khoảng từ 4.500 đến 5.000 năm.

    [​IMG]

    Tháp Bà.
    Câu 69: Hiện nay, có bao nhiêu dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa?

    Hiện nay có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,3%, dân tộc Rắc-lây chiếm 3,4%, dân tộc Hoa chiếm 0,86%, dân tộc Cơ-ho chiếm 0,34%, dân tộc Ê-đê chiếm 0,25%... Ngoài ra, còn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Chăm, T’ring... cùng sinh sống như trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.


    Câu 70: Trong các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, dân tộc thiểu số nào có số người đông nhất? Địa bàn cư trú chủ yếu ở đâu?

    Trong các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, dân tộc Rắc-lây là dân tộc thiểu số có số người đông nhất. Địa bàn cư trú của dân tộc Rắc-lây chủ yếu tập trung ở 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.


    Câu 71: Dân số Khánh Hòa trong các năm 1929, 1930, 1955, 1970, 1975, 1994 và tổng điều tra năm 1999 là bao nhiêu người?
    Dân số Khánh Hòa vào năm 1929 chỉ có 89.612 người; năm 1930 có 91.000 người; năm 1955 có 239.139 người; năm 1970 có 406.506 người; năm 1975 có 630.948 người; năm 1994 có 947.000 người và đến cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc năm 1999, dân số tỉnh Khánh Hòa có 1.036.282 người...


    Câu 72: Tính đến năm 2000, dân số trung bình của tỉnh Khánh Hòa có bao nhiêu người? Trong đó, có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ? Khu vực thành thị có bao nhiêu người, nông thôn có bao nhiêu người?

    Tính đến năm 2000, dân số trung bình tỉnh Khánh Hòa có 1.054.658 người. Trong đó, nam giới có 522.796 người, nữ giới có 531.862 người. Khu vực thành thị có 400.942 người, khu vực nông thôn có 653.716 người.


    Câu 73: Trong các đơn vị hành chính của tỉnh Khánh Hòa hiện nay, đơn vị nào có số người đông nhất, đơn vị nào có số người ít nhất? (tính theo số liệu năm 2000)

    Dân số của các đơn vị hành chính trong tỉnh hiện nay (theo số liệu năm 2000) cụ thể như sau: TP. Nha Trang có 337.803 người, thị xã Cam Ranh có 202.224 người, huyện Vạn Ninh có 119.860 người, huyện Ninh Hòa có 217.224 người, huyện Diên Khánh có 134.177 người, huyện Khánh Vĩnh 26.685 người, huyện Khánh Sơn có 16.665 người. Như vậy, TP. Nha Trang là đơn vị có số người đông nhất, huyện Khánh Sơn là đơn vị có số người ít nhất.


    Câu 74: Mật độ dân số toàn tỉnh hiện nay là bao nhiêu người trên 1km2? Địa phương nào có mật độ dân số cao nhất, địa phương nào có mật độ dân số thấp nhất? (tính theo số liệu năm 2000).
    Mật độ dân số toàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay là 203 người trên 1km2. Địa phương có mật độ dân số cao nhất trong tỉnh là TP. Nha Trang (1.346 người/km2), địa phương có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh là huyện Khánh Vĩnh (23 người/km2).
     
  11. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    Toàn bộ bài viết trên có nguồn từ: Báo Khánh Hòa Điện Tử
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.