Đối tác - Liên kết

(Hỏi) Anh hùng dân tộc !

Thảo luận trong 'Giới thiệu Nha Trang - Khánh Hoà' bắt đầu bởi Andrew!, 25/10/10.

  1. Andrew!

    Andrew! New Member

    Tham gia ngày:
    26/9/10
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Cho mình hỏi Nha Trang - Khánh Hòa mình có anh hùng dân tộc nào không dị?
    ACE nào biết góp ý cho mình với nhé,,,,,,
    :smackbottom222:
     
  2. tiihee

    tiihee New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/10
    Bài viết:
    1,810
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Theo mình tìm hiểu thì anh hùng dân tộc ở Nha Trang mình ko có thì phải
     
  3. Andrew!

    Andrew! New Member

    Tham gia ngày:
    26/9/10
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Trùi ui buồn dữ zị???? đúng là ko có thiệt hả? thiệt là buồn quá đi đó mà!
    :insane:
     
  4. tiihee

    tiihee New Member

    Tham gia ngày:
    18/7/10
    Bài viết:
    1,810
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Anh hùng dân tộc là người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc, được nhân dân suy tôn và lịch sử dân tộc ghi nhận. Anh hùng dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc (thời đại), trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc.
    >>>>> vì thế Nha Trang ko có...bùn thật
     
  5. Andrew!

    Andrew! New Member

    Tham gia ngày:
    26/9/10
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thui buồn 1 phút 30 giây đi để cho Nha Trang nó đỡ buồn !
     
  6. Lucky_Knock

    Lucky_Knock New Member

    Tham gia ngày:
    16/1/09
    Bài viết:
    877
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nha Trang ko có anh hùng dân tộc...................nhưng anh hùng xa lộ thì nhiều:zzz::zzz:
     
  7. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    có đấy và có rất nhiều đấy chứ.
     
  8. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    có ai đã từng học lịch sử và nghe đến cái tên Trịnh Phong chưa nhỉ.ko lẽ ông ấy ko được các bạn xem là anh hùng dân tộc sao.và còn rất nhiều ông khác.rất rất nhiều.
     
  9. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Trịnh Phong sinh ra và lớn lên tại thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, TP. Nha Trang, tỉnh KH. Đến nay, chúng ta không có tư liệu chính thức về thân thế và sự nghiệp của ông một cách đầy đủ, song chắc chắn rằng khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương (tháng 8-1885) thì ông đang là một vị quan của triều đình (tài liệu của Pháp có ghi rằng ông giữ chức Đề lại), đóng ở thành Diên Khánh. Vốn là người tài đức, lại kết giao rộng rãi với những người cùng chí hướng, bởi vậy ngay sau khi cờ nghĩa dựng lên đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân cũng như đội ngũ trí thức KH cùng hưởng ứng, quy tụ dưới lá cờ của “Bình Tây đại tướng”.

    Tham gia phong trào trong những ngày đầu còn có các ông Nguyễn Khanh, Nguyễn Dị, Nguyễn Lương, Lê Thiện Kế, Lê Thiện Thuật, Nguyễn Trung Mưu, Lê Nghị… ở Nha Trang và Diên Khánh; Trần Đường, Phạm Chánh, Nguyễn Sum, Phạm Long ở Vạn Ninh… đều là những người tài giỏi, có uy tín lớn trong nhân dân. Sau lễ tế cờ tại Xuân Sơn, nghĩa quân KH tuyên bố không phục tùng chính quyền Đồng Khánh (tay sai của Pháp) mà vẫn ủng hộ vua Hàm Nghi, phát động phong trào Cần vương chống Pháp. Bộ chỉ huy đã khẩn trương xây dựng lực lượng, tổ chức chiêu mộ và luyện tập quân sĩ, triển khai hệ thống bố phòng tại những nơi hiểm yếu trong tỉnh, đóng đồn binh ở cửa sông Cái, Thủy Xưởng, hòn Đá Lố (Nha Trang), đèo Rọ Tượng, cửa biển Hòn Khói (Ninh Hòa)… nhằm ngăn chặn không cho Pháp đổ bộ. Sau khi chiếm thành Diên Khánh (14-12-1885), Bộ chỉ huy đã thành lập phân khu Nam (Nha Trang, Diên Khánh) do Trịnh Phong trực tiếp chỉ huy và phân khu Bắc (Vạn Ninh, Ninh Hòa) do Tổng trấn Trần Đường lãnh đạo. Việc tổ chức bố phòng mặt Nam tỉnh (khu vực Cam Ranh) do Bình Tây phó tướng Nguyễn Trung Mưu chỉ huy. Việc điều động binh lương giao cho Tán tương quân vụ Nguyễn Khanh quản lý.

    Trước sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng yêu nước ở Nam Trung bộ, thực dân Pháp rất lo sợ nên đã tập trung quân để chuẩn bị tấn công. Ngày 5-7-1886, đội quân viễn chinh đổ bộ lên Phan Rí và đến cuối tháng 7-1886 thì chiếm xong Bình Thuận. Đầu tháng 8-1886, quân viễn chinh Pháp do đại úy Lhermitte chỉ huy với các loại vũ khí hạng nặng như sơn pháo 80, đội quân đánh thuê hơn 300 tên, được trang bị bằng *** Grass do Trần Bá Lộc (Phủ Lộc), một tên ác ôn khét tiếng và có nhiều nợ máu với nhân dân Nam Kỳ chỉ huy, đặt dưới quyền của tên Công sứ người Pháp E.Aymonier, bằng đường bộ và đường thủy tiến ra KH.

    Nghĩa quân KH đã chiến đấu kiên cường, dựa vào hệ thống bố phòng có sẵn, đồng thời được nhân dân hết lòng giúp đỡ, nên cho dù chỉ với vũ khí thô sơ như giáo, mác, *** cò mổ, một số ít *** thần công… đã gây cho địch nhiều tổn thất tại Thủy Xưởng, hòn Đá Lố, thành Diên Khánh, Dốc Thị. Hiện nay ở Hòn Khói vẫn còn địa danh Đồng Cháy, lưu truyền là địa điểm quân ta đã tổ chức phục kích, dùng hỏa công thiêu cháy một số quân địch khi chúng đổ bộ từ biển Hòn Khói lên.

    Dựa vào vũ khí hiện đại, đồng thời sử dụng những biện pháp khủng bố dã man như đốt trụi nhà cửa, giết sạch dân làng từ già đến trẻ, phạt tiền rất nặng những làng có người tham gia kháng chiến, kết hợp với thủ đoạn mua chuộc… khiến cho phong trào kháng chiến ngày một khó khăn. Sau khi thành Diên Khánh bị thất thủ, Trịnh Phong đã chuyển hầu hết nghĩa binh rút lui về phía Bắc, một bộ phận lớn lên núi Hòn Hèo tiếp tục kháng chiến. Trải qua một số trận đánh, lực lượng nghĩa quân ngày càng bị tổn thất, nhiều tướng lĩnh sa vào tay giặc và đến cuối tháng 8-1886 Trịnh Phong cũng bị giặt bắt. Biết rằng không thể mua chuộc được người anh hùng, thực dân Pháp đã hèn hạ xử trảm ông cùng một số đồng chí của ông để uy hiếp tinh thần yêu nước của nhân dân tại Hòn Khói (11-9-1886). Cùng lúc đó, người bạn chiến đấu thân thiết của ông, Tổng trấn Trần Đường cũng đã hiên ngang đón nhận cái chết để cứu dân làng. Một số nghĩa binh đã rút ra Phú Yên tiếp tục sát cánh chiến đấu cùng nghĩa quân của Lê Thành Phương.

    Sau cái chết oanh liệt của Trịnh Phong, nhân dân vô cùng thương tiếc và nhiều câu chuyện mang tính huyền thoại đã được lưu truyền để khẳng định đức độ và sự linh thiêng của ông. Chính vì vậy, miếu Cây Dầu đôi được coi là nơi quân giặc đã treo đầu ông để thị uy dân chúng. Có thể đây là một hình thức mà nhân dân KH “hợp thức hóa” việc thờ cúng cho ông dưới thời Pháp thuộc.

    Hiện nay, phần mộ của Trịnh Phong được đặt ngay trong khuôn viên của dòng họ tại thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, TP. Nha Trang. Còn ở thôn Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, trong khuôn viên một ngôi chùa nhỏ là nơi an nghỉ của Trần Đường. Nhân dịp kỷ niệm Khánh Hòa 350 năm, tỉnh đã đầu tư để xây dựng, nâng cấp khu mộ của hai ông ngày một khang trang hơn; Đồng thời tên của hai ông đã được đặt cho hai đường phố lớn ở TP. Nha Trang.
     
  10. SóiĐiên

    SóiĐiên Active Member

    Tham gia ngày:
    14/4/08
    Bài viết:
    1,832
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    38
    Nữ phật tử Đào Thị Yến Phi cũng có thể được coi là anh hùng mà !? Công viên Yến Phi được dựng lên để tưởng niệm người nữ anh hùng đã đốt cháy lên ngọn lửa cho Đạo, cho Đời, cho Dân tộc !

    Người nữ anh hùng Phật tử ấy tên thật là Đào Thị Yến Phi, pháp danh Nguyên Thường, tự Diệu Mai. Yến Phi sinh năm 1948, tại Hà Đông, lớn lên theo mẹ là bà Lê Thị Vượng vào Nha Trang – Khánh Hòa sinh sống. Năm mười ba tuổi, chị xin mẹ vào sinh hoạt GĐPT chùa Linh Thứu, Nha Trang. Được thấm nhuần giáo lý Phật pháp từ thuở nhỏ, chị học tập rất chăm chỉ, sống có hiếu với mẹ, luôn giúp đỡ bạn bè, anh em trong GĐPT. Từ một đoàn sinh Oanh vũ, rồi đến ngành Thiếu. Năm 1962, chị đã dự trúng cách Trại huấn luyện Đội chúng trưởng “Thần hội”và Trại huấn luyện Sơ cấp Lộc Uyển (năm 1964), do Ban hướng dẫn GĐPT Khánh Hòa thời bấy giờ tổ chức. Sau đó, chị về sinh hoạt tại GĐPT chùa Chánh Quang và được cử đảm nhiệm chức vụ nữ huynh trưởng GĐPT. Với bản tính hiền hòa, lại được hấp thụ tinh thần Bi-Trí-Dũng của đạo Phật, Yến Phi luôn được mọi người quý mến, chị luôn tôn trọng lời hứa của cá nhân, lời nói đi đôi với việc làm, dù phải hy sinh đến tính mạng. Đó là đức tính tốt đẹp của một người Phật tử thuần thành, chân chính mà mọi người đã nhìn thấy nơi chị. Đức tính đó thể hiện qua sự hy sinh cao đẹp và dũng cảm của chị.



    14g30, ngày 26 tháng Giêng năm 1965, trước Tòa Hành chính tỉnh Khánh Hòa (nay là UBND tỉnh) nơi chư Tăng Ni, Phật tử đang ngồi tuyệt thực đòi lại công bằng cho Đạo pháp, chính nơi ấy, ngọn lửa Yến Phi đã bừng cháy. Chị đã thầm giấu mọi người, tự tưới xăng lên người và tự thiêu vì hòa bình, vì Đạo pháp. Ánh lửa Trí Dũng đã bừng sáng để hòa cùng với dòng người đang đòi lại sự tự do cho Dân tộc, công bằng cho Đạo pháp. Xác thân của nữ huynh trưởng GĐPT Diệu Mai – Đào Thị Yến Phi đã hiến dâng trọn vẹn cho Hòa bình, cho Đạo pháp và Dân tộc. Trước lúc ra đi, chị để lại ba bức tâm thư mà cho đến bây giờ vẫn khiến nhiều người phải xúc động nghẹn ngào khi đọc lại những bức thư của chị. Một trong ba bức tâm thư ấy, dõng mãnh và xúc động nhất là bức thư chị gởi cho chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni trong cả nước.



    Chị viết: “Con pháp danh Nguyên Thường, tự Diệu Mai, là huynh trưởng GĐPT Chánh Quang xin âm thầm phát nguyện tự thiêu đốt nhục thân để cúng dường Tam bảo và cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni được pháp thể khinh an. Cầu nguyện cho Phật giáo đồ thừa nghị lực để đấu tranh giành lại tự do cho Dântộc, cho Đạo pháp…”.


    Bốn mươi năm đã trôi qua, hình ảnh người nữ huynh trưởng khả ái đã không còn nữa, nhưng ngọn lửa hào hùng mà chị thắp lên vẫn luôn tỏa sáng trong lòng dân tộc, trong lòng mọi người con Phật hôm nay và thế hệ mai sau. Tên chị đã đi vào lịch sử nhân loại và nơi chị ngã xuống đã trở thành một công viên văn hóa mang tên Yến Phi…

    “Bên biển Đông thét gào sóng dậy/ Bỗng bừng lên ánh lửa oai hùng/ Lửa Từ bi rực sáng trời Đông/ Trong huyết quản máu hồng ngưng chảy/ Lửa Yến Phi bừng cháy…”.
     
  11. Andrew!

    Andrew! New Member

    Tham gia ngày:
    26/9/10
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thank you !
    Cảm ơn 2 bạn đã góp ý cho mình nhé!
    :ngaynoel:
     
  12. Andrew!

    Andrew! New Member

    Tham gia ngày:
    26/9/10
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Còn có Vị nào nữa không vậy? góp ý thêm cho mình nhé !!!
    :ngaynoel:
     
  13. Nội gián

    Nội gián Active Member

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    1,339
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    38
    Nếu đã nói đến Yến Phi thì không thể không nói đến Hoà Thượng Thích Quảng Đức, ngài quê ở Vạn Ninh. Còn 1 người nữa, tuy không phải là quê Khánh Hoà, nhưng lại hy sinh ở Khánh Hoà (chính xác là Diên Khánh) đó là Trần Quý Cáp. Không biết trường hợp này có được xem xét không???
     
  14. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    trần quý cáp quê ở quảng nam bác gián ơi
     
  15. Nội gián

    Nội gián Active Member

    Tham gia ngày:
    11/4/09
    Bài viết:
    1,339
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    38
    Thì em nói rồi mà...
     
  16. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Người nữ anh hùng tuổi 19
    Cập nhật lúc 18:57, Thứ Hai, 26/07/2010 (GMT+7)
    Vào một đêm tháng 9-1948, tại rừng dương ven biển Nha Trang, giặc Pháp đã ra lệnh chặt đầu một nữ thanh niên 19 tuổi. Đó là chị Đặng Thị Kim, cán bộ Hội Phụ nữ cứu quốc.

    [​IMG]Đặng Thị Kim thời niên thiếu.Đặng Thị Kim (tên thường gọi là Đặng Thị Oanh) sinh ngày 19-12-1929 trong một gia đình viên chức nghèo ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chị cũng là cháu của cố Tổng Bí thư Trường Chinh (tức Đặng Xuân Khu). Năm 1945, do hoàn cảnh gia đình, Đặng Thị Kim vào Nha Trang, sống với gia đình cậu ruột là cơ sở cách mạng. Cuối năm 1945, chị công tác ở Đội tuyên truyền xung phong, hoạt động bí mật tại Nha Trang. Tháng 7-1946, chị được cử vào Ban Chấp hành Hội Phụ nữ cứu quốc Nha Trang và tham gia lãnh đạo cuộc *** ngày 30-10-1946, đòi Chính phủ Pháp phải thi hành Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946. Tháng 12-1946, chị vinh dự được kết nạp Đảng và đầu năm 1947 được bổ sung vào Ban Chấp hành lâm thời Thị ủy Nha Trang. Tháng 8-1948, từ Nha Trang, chị cùng 2 cán bộ nam đi thuyền vượt biển về chiến khu ở huyện Vĩnh Xương dự hội nghị thì bị địch bắt.

    Một người lính sau này bí mật liên lạc với cách mạng kể lại: Biết Đặng Thị Kim là vợ ông Trương An, Phó Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Khánh Hòa, địch đã tra tấn chị rất dã man như quay điện, treo người lên rồi đánh, tra nước, “lộn mề gà” cho hộc máu, đạp giày đinh lên bụng (lúc này chị có thai khoảng 3 tháng)… để buộc chị khai báo, nhưng chị quyết không khai. Mấy hôm sau, địch cho một tên lính lê dương bí mật vào xà lim hãm hiếp chị; sau đó bóp cổ, nhét giẻ vào miệng, bỏ vào bao tải, cột túm lại, bỏ lên xe chở ra rừng dương ven biển phía Nam Nha Trang.
    Sau này, người phiên dịch - từng tham gia công tác thanh niên cùng chị Oanh - kể với người nhà chị: Đêm chị Oanh bị sát hại, anh ta làm phiên dịch cho viên Thiếu úy trẻ người Pháp. Lúc đó, họ tra tấn chị rất dã man. Chị Oanh đã chửi rủa kẻ thù; chị bảo người phiên dịch là kẻ phản bội và nhổ nước bọt vào mặt anh ta. Mấy năm sau, anh ta vẫn có cảm giác nước bọt còn dính trên mặt... Sau đó, một tên dí *** vào tai chị và hỏi cần nói gì trước khi chết. Chị Oanh điềm tĩnh: “Chúng mày coi tao là có tội thì cứ giết tao, nhưng con tao trong bụng vô tội, hãy để tao sinh con rồi hãy giết…”. Kẻ thù đã xúm vào cắt cổ chị. Có lẽ cái chết oanh liệt của Đặng Thị Kim đã khiến viên sĩ quan người Pháp khiếp sợ. Ngay trong đêm đó, hắn viết đơn xin về nước.
    Năm 1957, liệt sĩ Đặng Thị Kim được Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng truy tặng bằng Tổ quốc ghi công. Năm 1961, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh truy tặng liệt sĩ Đặng Thị Kim Huân chương Kháng chiến hạng III.
    * * *

    [​IMG]Chị em phụ nữ làm nhiệm vụ tải thương tại mặt trận Nha Trang năm 1945. (Ảnh: Ban Liên lạc 23-10, TP. Nha Trang).
    Tháng 10-2009, khi thi công hệ thống thoát nước ở hẻm 74, đường Trần Phú (Nha Trang), công nhân đã phát hiện 3 bộ hài cốt, trong đó một bộ không có hộp sọ. Được nhà ngoại cảm Nguyễn Khắc Bẩy giúp đỡ, gia đình chị Đặng Thị Kim đã đưa mẫu hài cốt không có hộp sọ (ngôi mộ số 160) đi giám định. Viện Công nghệ sinh học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) xác nhận: “Mẫu hài cốt đã phân tích (mẫu xương lấy từ hài cốt ngôi mộ số 160) có quan hệ huyết thống với mẫu ADN của ông Trương Việt Dũng là anh em con dì con già với liệt sĩ Đặng Thị Kim”. Hơn 60 năm sau ngày chị Đặng Thị Kim hy sinh, đầu năm 2010, tại quê nhà, lễ truy điệu và an táng hài cốt chị đã được tổ chức trọng thể.

    Bà Nguyễn Thị Hồ Hương, 83 tuổi, đang nghỉ hưu tại Nha Trang, nói: “Với cương vị công tác của mình, lại là vợ đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy lâm thời, chị Đặng Thị Kim có nhiều mối quan hệ công tác, nắm được nhiều cơ sở quần chúng và biết rất rõ về cơ quan đầu não của ta ở chiến khu. Nhưng trước những đòn tra tấn dã man, lại đang có thai, Kim Oanh đã chấp nhận hy sinh để bảo vệ đồng chí, đồng bào, nên không có cơ sở nào của ta bị vỡ. Nên nhớ rằng, lúc đó Kim Oanh mới 19 tuổi. Chị xứng đáng là một anh hùng!”.
    VIỆT LÂM
     
  17. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    hehe.................mắt nhắm và mắt mở.hi.sory bác gián lắm lắm.nhưng ở đây chắc là các bạn ấy muốn hỏi đến anh hùng khánh hòa.là người khánh hòa gốc.thế thì để lên 1 số danh sách nữa hi
     
  18. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Ở Khánh Hòa thì có ba ông

    Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị

    Ông Trịnh Phong trấn nơi biển Cù

    Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu

    Ba ông một bụng nghìn thu danh truyền"



    "Ba ông là bậc anh hiền

    Gọi "Khánh Hòa tam kiệt"

    Người người đều biết

    Đều thương đều tiếc

    Chưa thỏa nguyền núi sông

    Tấm thân xem nhẹ như lông hồng

    "Quảng Phước tam hùng"

    "Dám đâu quên kẻ anh tài

    Rèn gan sắt đá khôn nài bể dâu

    Gương phấn dũng làu làu Phạm Chánh

    Cùng Phạm Long chung gánh nước non

    Cha con trung nghĩa vẹn tròn

    Cùng Nguyễn Sung nguyện mất còn có nhau

    Bao phen cay đắng hận thù

    Tam hùng, tam kiệt nghìn thu trăng rằm"
     
  19. Andrew!

    Andrew! New Member

    Tham gia ngày:
    26/9/10
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    CAm ơn Huycuong nhiều nhé
    :ainhauko:
     
  20. langriser

    langriser New Member

    Tham gia ngày:
    27/5/09
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Còn có 1 bác nữa quên tên, được dựng tượng và đặt tên ở ga Nha Trang, lãnh đạo đội quân ngăn chặn thực dân Pháp đánh ra miền bắc năm 1946