Đối tác - Liên kết

Hội xe OS XNL, S.O.S Nha Trang phát động chương trình từ thiện

Thảo luận trong 'Club "4 bánh"' bắt đầu bởi GTO Media, 20/7/12.

  1. GTO Media

    GTO Media Member

    Tham gia ngày:
    9/9/10
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Kính gửi các Nhà hảo tâm, các bạn!

    Hôm qua ngày 18/7/2012, Hội xe OS XNL, S.O.S Nha Trang đã tổ chức đi tiền trạm, khảo sát thực tế các Trường học & việc học hành của các em nhỏ vùng núi Khánh Sơn - Huyện nghèo nhất của tỉnh Khánh Hòa. Đoàn khảo sát thật sự cảm thấy nghẹn lòng trước những khó khăn vất vả cho việc học của đàn em nhỏ nơi đây, tận mắt thấy được những trăn trở với bao bộn bề lo toan của các Thầy Cô trong việc mang đến cái chữ cho những học trò thân yêu. Nhiều người trong đoàn trước chuyến đi tiền trạm cũng không thể hình dung ra sự thiếu thốn về điều kiện sống, điều kiện học tập của cả một thế hệ tương lai nơi chỉ cách Thành phố Cam Ranh hơn 50km, và nhiều.. nhiều xúc cảm không thể nói hết bằng lời, không thể với những hình ảnh minh họa mà chỉ có chứng kiến mới có thể cảm được...

    Một số hình ảnh thực tế qua chuyến đi, không hiểu trong số chúng ta có ai trong tuổi cắp sách với những thiếu thốn, khó khăn thế này hay không???
    [​IMG]
    Giày dép cho các em nơi đây như một thứ gì đó xa xỉ , ngày nắng cũng như ngày mưa, các em đến lớp bằng những đôi chân trần yếu ớt , có hôm vướng phải gai , đạp phải đá rác toạc da và móng chân, nhìn những đôi chân bé thơ rươm rướm máu thật khó cầm lòng ...

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hàng ngày nhiều phải vượt qua hàng km đường rừng, băng suối để đến trường, hôm nay đoàn đi là một đẹp trời để đến trường mà nhiều đoạn khó khăn với các thế này
    [​IMG]
    Còn mưa một chút là việc băng rừng, vượt suối sẽ khó khăn hơn rất nhiều lần, chưa tính đến chuyện tai nạn luôn rình rập trên mỗi bước đi của các em
    [​IMG]
    Và còn, còn rất nhiều những thiếu thốn, khó khăn của đàn em nhỏ nơi đây đang mong ước được như bao đứa trẻ bình thường khác.
    Qua chuyến đi khảo sát các thành viên Nha Trang xin gửi kêu gọi các tấm lòng vàng cùng chung tay giúp đỡ cho việc học tập của các em nhỏ tại trường tiểu học Thành Sơn, Khánh Sơn, Khánh Hòa thông qua chương trình "Đưa em vượt suối, băng rừng" tựu trường 2012.

    Mục tiêu của chương trình là trang bị cho 460 em nhỏ tại Trường Thành Sơn: áo mưa, cặp sách hoặc ba lô đi học, quần áo (quần màu xanh dương, áo trắng)

    Thời gian vận động tài trợ: từ ngày 19/7/2012 - 20/8/2012

    Thời gian đi trao quà: ngày 26/8/2012

    Địa điểm: Trường tiểu học Thành Sơn, Khánh Sơn, Khánh Hòa

    Thông tin liên lạc tiếp nhận từ thiện:

    Nguyễn Anh Tuấn (Nick NTC: GTO Media)

    Địa chỉ A11 số 15 Hoàng Hoa Thám, Nha Trang, Khánh Hòa

    Điện thoại: 0582228899 / 0983333369
     
  2. GTO Media

    GTO Media Member

    Tham gia ngày:
    9/9/10
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Chuyện cổ tích bên dòng sông Tô Hạp

    Chuyện ''cổ tích'' bên dòng sông Tô Hạp
    Cập nhật lúc 17:49, Thứ bảy, 11/08/2012 (GMT+7)

    [​IMG]
    Gian nan cảnh đến trường. ​

    NDĐT- Một buổi sáng những ngày hè tháng 8, nắng vàng như đổ lửa. Chúng tôi làm một cuộc hành trình đầy gian lao để đến nơi “con chim rừng tự do cất tiếng hót, bầy khỉ vui đùa hái trái trên cây”, nơi còn nhiều hoang sơ với vô vàn những điều bí ẩn mà không phải ai cũng biết đến.

    Ở đó có một cô giáo tuổi đời còn rất trẻ, đã dành tuổi xuân, tâm huyết và tình yêu thương của mình để dạy các em đồng bào Raglai biết viết từng nét chữ, dánh vần từng tiếng a, b... Nơi núi rừng heo hút xã Thành Sơn, Khánh Sơn, Khánh Hóa, bên dòng sông Tô Hạp, cô Lâm Bùi Thị Thiên Trang (sinh năm 1989) đã rời phố thị phồn hoa lên đây viết nên câu chuyện "cổ tích giữa đời thường".

    Vượt suối băng rừng truyền con chữ

    Từ TP. Biển Nha Trang đến với huyện Khánh Sơn chỉ có một con đường độc đạo dài gần 100 km đồi, núi cao, ngoằn ngoèo sỏi đá và lầy lội, chúng tôi vượt suối, băng rừng về thăm Trường tiểu học Thành Sơn, huyện miền núi Khánh Sơn, đây là huyện nghèo nhất tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có đến 99% đồng bào dân tộc Raglai sinh sống, trình độ dân trí còn hạn chế với những phong tục tập quán còn lạc hậu. Trường tiểu học Thành Sơn nhỏ gọn nằm vắt vẻo trên một đồi cao, phía dưới là dòng sông Tô Hạp hiền hòa (một dòng sông chảy ngược từ Khánh Hòa về Ninh Thuận rồi mới đổ ra biển đông) quanh năm cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho cả vùng sơn cước này. Thật bất ngờ, khi được biết hầu hết 459 học sinh trong 4 điểm trường (Apa1, Apa2, Tà Giang 1, Tà Giang 2) hàng ngày phải lội bộ vượt suối, băng rừng gần chục cây số đến trường bằng những bộ áo quần sần sùi, mỏng manh bạc màu nắng gió… khiến ai cũng phải chạnh lòng.

    Thực vậy, cái nghèo nơi đây khiến người dân chẳng mặn mà gì với việc học tập của con em mình. Đưa tay lau vội dòng mồ hôi nhễ nhại quanh trán, cùng nhóm học trò tinh nghịch, cô giáo trẻ Thiên Trang kể : Cách đây hơn 2 năm, nhận quyết định công tác tại huyện miền núi đầy gian lao vất vả này, cô đã gặp phải sự phản đối từ các phụ huynh của những em học sinh vùng sơn cước. Thậm chí, họ còn nói rằng : Các cô đi dạy học được hơn 1 triệu đồng/tháng thì trả cho con tôi phần nửa ấy, thì gia đình mới cho con đi học được. Vì không có thì chúng phải trông em, còn phải lên nương, lên rẫy để kiếm cái mà cho vào bụng chứ. Và cứ thế, sau gần 3 năm lăn lộn tại đây, cô giáo trẻ Thiên Trang không nhớ nổi mình đã vượt bao kilômét đường rừng, bao nhiêu con suối để vận động học sinh đến lớp. Từ lớp 1 cho đến lớp 4 và cả lớp “đặc biệt” dành cho những học sinh đã quá tuổi nhưng chưa học theo kịp chương trình… Không kể ngày nắng hay mưa gió. Có những khi phải chầu chực cả ngày ngoài mưa nắng để đón đầu, thuyết phục bằng được phụ huynh và các em nhỏ đồng ý đến lớp mới thôi.

    Cũng từ ấy năm, gắn bó với học sinh tiểu học Thành Sơn, Trang đã tìm cho mình một phương pháp giảng dạy hấp dẫn đối với học sinh dân tộc Raglai, tự làm đồ dùng dạy học để minh họa cho học sinh dễ học, dễ nhớ, dễ thuộc bài và biết cách hòa nhập cộng đồng hơn. Trang chia sẻ: “Học sinh vùng cao ít nói, gặp người lại thì rụt rè tưởng như khó gần nhưng chỉ cần tạo được niềm tin, tiếp cận thân thiện chúng sẽ nhanh chóng thể hiện hết khả năng của mình. Đôi lúc ứng xử rất thông minh mà những học sinh ở thành phố chưa chắc đã làm được… ”. Không chỉ gieo chữ cho học trò nghèo, cô giáo Trang còn tham gia nhiều công tác xã hội khác. Nhưng dù ở bất kỳ cương vị nào, Trang cũng là gương sáng điển hình. Hai năm qua cô luôn được giấy khen, bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trường và đoàn trường…

    …Như câu chuyện cổ tích giữa đời thường

    Men theo con đường bê tông nhỏ dẫn vào trường tiểu học Thành Sơn, trước đó là một ngôi nhà tập thể khoảng 4 phòng đơn sơ dành cho các thầy cô giáo ở và sinh hoạt hàng ngày. Nơi đây, có nhiều thầy, cô giáo từ miền xuôi lên vùng núi cao dạy chữ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình, đối diện với bao khó khăn thiếu thốn. Nhưng hàng ngày, các thầy, cô vẫn bám trường, bám lớp, nắn nót từng con chữ, dạy cho các em học trò miền núi Khánh Sơn biết đọc, biết viết, biết làm toán. Cũng như các thầy cô khác, hàng ngày cô giáo Thiên Trang vẫn say sưa nắn nót từng nét chữ và các con số cho các em từ mầm non đến hết bậc tiểu học. Cô giáo Trang đã gắn bó với ngôi trường này suốt hơn 2 năm nay. Cùng buổi học, Trang phải dạy 2 chương trình cho học sinh lớp 2 và lớp 5.

    Điều mà cô Trang nhận được đáng giá hơn rất nhiều không phải về vật chất, mà đó là tinh thần, là tình cảm học sinh người người đồng bào dân tộc Raglai dành cho mình. Như một câu chuyện cổ tích, cô giáo Lâm Bùi Thị Thiên Trang nhớ lại: “Năm 2010, lúc đó Trang là cô sinh viên năm cuối trường Cao đẳng bậc tiểu học tại TP. Nha Trang có chuyến thực tập kết hợp tình nguyện mùa hè xanh tại thôn Xà Bối, xã Sơn Hiệp, huyện miền núi Khánh Sơn này. Cũng từ chuyến đi này, Trang thật sự cảm thông, yêu thương những em học sinh đồng bào nơi đây còn quá khó khăn, vất vả. Từ khi tốt nghiệp Cao đẳng, cầm được tấm bằng trên tay cũng là lúc cô giáo trẻ Thiên Trang đặt ngòi bút viết đơn xin việc ngay trên mảnh đất đầy gian khó này. Ngần ấy năm tiếp xúc với các em nơi đây cô đã học và nói được tiếng đồng bào. Rồi chứng kiến các em đã vượt ra khỏi suy nghĩ lạc hậu, khuyên được gia đình cho con em đến trường, đến lớp học chữ. Nhìn các em Như: Cao Thị Quý, Cao Hồng Vĩ, Mấu Hồng Vỹ, Cao Thị Thanh… lớn khôn hàng ngày, học giỏi biết nghe lời thầy cô, chăm ngoan cũng là niềm hạnh phúc vô bờ mà tâm tư của cô giáo trẻ từng ước ao nay đã có được.

    Cô giáo Lâm Bùi Thị Thiên Trang, tâm sự: “Nói chung, hoàn cảnh người dân ở đây rất khó khăn nhưng họ giàu tình cảm yêu thương cô giáo, hay cho cô giáo những gì mà họ cho là ngon, như rau, quả, măng non trên rừng mà họ tìm kiếm được, tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng chan chứa tình thầy- trò. Dòng sông Tô Hạp hiền hòa đã níu chân chúng tôi, dòng nước mát lành của dòng sông đã tạo nên tình cảm yêu thương, khăng khít của các em đối với thầy cô giáo nơi đây. Với tình cảm người dân như vậy, giáo viên chúng tôi cũng cố gắng hết sức là truyền đạt kiến thức của mình có để cho học sinh học tập được những điều gì tốt đẹp”. Nói đến giày dép, hay đồng phục dù chỉ là ‘quần xanh, áo trắng” của các em học trò nơi đây như một thứ gì đó rất xa xỉ, ngày nắng cũng như ngày mưa, các em đến lớp bằng đôi chân trần lấm lem, có hôm vướng phải gai rừng, đạp phải đá rác toạc da và móng chân, nhìn những đôi chân nhỏ bé ngây thơ rỉ máu thật khó mà cầm lòng…

    Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Đình Sức- Hiệu trưởng trường tiểu học Thành Sơn cho biết: “Hiện tại toàn trường có 459 em học sinh trong 4 điểm trường, hầu hết vượt suối băng rừng đến trường bằng đường bộ từ 5 đến 10km. Đội ngũ giáo viên học sinh tương đối ổn định, có tay nghề tương đối vững, đoàn kết, nhiệt tình chịu khó hòa nhập và có tâm huyết với nghề nghiệp. Tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban có phần giảm xuống rõ rệt cộng với chế độ chính sách đãi ngộ theo nghị định 49 của Chính phủ như: Chi phí học tập, chế độ học bổng… đã đến được với các em học sinh ở vùng miền núi nhiều khó khăn này. Đây là điều đáng mừng cho các em học sinh đồng bào Raglai”.

    Theo chân những người làm chương trình “Cùng chung tay, đưa em vượt suối băng rừng” tựu trường 2012 tại Trường tiểu học miền núi Thành Sơn, Khánh Sơn, Khánh Hòa của Hiệp hội otosaigon phối hợp cùng mạng xã hội do anh Nguyễn Anh Tuấn- Giám đốc kinh doanh Công ty truyền thông GTO tại Nha Trang đứng ra khởi xướng đã nhận được sự đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần cho các em vơi bớt khó khăn khi năm học mới bắt đầu. Anh Nguyễn Anh Tuấn, chia sẻ: “Chương trình cùng chung tay, đưa em vượt suối băng rừng tựu trường, đến nay sau gần một tháng phát động đã quyên góp gần 60 triệu đồng. Theo kế hoạch, chương trình sẽ mua những vật dụng, nhu yếu phẩm cần thiết để trao tặng các em đồng bào miền núi đến trường như: Áo mưa, tập viết, cặp sách…

    Ngoài ra, hãng Kem đánh răng Colgate sẽ hỗ trợ thêm kem đánh răng và bàn chải cho 459 em học sinh. Dự kiến, ngày 26.8 tới đoàn sẽ tiến hành về lại miền núi Khánh Sơn để trao tặng quà cho các em, góp phần nho nhỏ cho các em vững bước đến trường”, anh Tuấn cho biết thêm. Đây là dấu hiệu và thông điệp đánh thức sự quan tâm, lòng hảo tâm của mọi người đến với việc học hành của học sinh ở vùng sơn cước Khánh Sơn- mảnh đất đầy khó khăn vất vả này có những con người, những tấm lòng đã làm nên điều kỳ diệu như những câu chuyện cổ tích vậy !

    NGUYỄN ĐÌNH THI
    Link tin bài:
    http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nh...s/chuy-n-c-tich-ben-dong-song-to-h-p-1.362228
     
  3. GTO Media

    GTO Media Member

    Tham gia ngày:
    9/9/10
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Nhận quà tặng “Chung tay đưa bé đến trường”

    Học sinh Trường Tiểu học Thành Sơn (Khánh Sơn, Khánh Hòa):
    Nhận quà tặng “Chung tay đưa bé đến trường”
    Cập nhật lúc 16:03, Thứ Năm, 30/08/2012 (GMT+7)
    Thực hiện Chương trình “Chung tay đưa bé đến trường”, vừa qua, Công ty Truyền thông GTO Media và Chi hội Xe ô-tô Sài Gòn - Xóm nhà lá Nha Trang đã tổ chức chuyến tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Thành Sơn, xã Thành Sơn (huyện Khánh Sơn).

    [​IMG]
    Tặng quà cho các em học sinh Trường Tiểu học Thành Sơn.​

    Thành Sơn là xã vùng sâu vùng xa khó khăn nhất của tỉnh. Hưởng ứng Chương trình trên, nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã đóng góp hàng trăm bộ quần áo và hơn 61 triệu đồng để mua quà tặng các em nhỏ Thành Sơn. Tất cả 460 học sinh Trường Tiểu học Thành Sơn đều được tặng phần quà gồm cặp sách, bút, vở, áo mưa, kem đánh răng, bánh Trung thu. Thầy Lê Đình Sức - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đây là những quà tặng rất thiết thực với các em.

    NGUYỄN ĐÌNH QUÂN

    Nguồn Báo Khánh Hòa điện tử