Đối tác - Liên kết

VƯỜn thƠ tÌnh lẢng mẠng cŨa cÁc thÀnh viÊn ntc sÁng tÁc

Thảo luận trong 'Truyện - Thơ - Văn' bắt đầu bởi N.L.D, 29/8/12.

  1. chichishan

    chichishan New Member

    Tham gia ngày:
    30/7/11
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    troief hfhjf đi đâu hết rồi:xmaslaff::xmaslaff::xmaslaff:
     
  2. thuongdekhoc

    thuongdekhoc Active Member

    Tham gia ngày:
    6/11/10
    Bài viết:
    1,628
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    38
    đi ngủ hết rui,kkaakakakak:idontknow::idontknow::idontknow:
     
  3. dokimon

    dokimon Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/7/11
    Bài viết:
    3,838
    Đã được thích:
    341
    Điểm thành tích:
    83
    Buồn vui xa vắng dòng nước tĩnh
    Cô độc một thoáng thuyền trôi xa
    Lặng lẽ chiều Thu cơn gió thoảng
    Phiêu du một bóng ánh trăng tàn

    Vàng Thu một gốc sầu ai rớt
    U buồn mấy nỗi kẻ hành hương
    Quê xưa khác trước còn đâu nữa
    Bóng dáng thuyền xưa thiếu ân tình

    Một con nước cũ dòng khua mái
    Tay chèo buông thõng ngóng xa xăm
    Chân trời tím ngắt màu hoa tím
    Biết thưở nơi nào gặp cố nhân

    BằngLăngTím

    hay ..bài thơ họa theo hay quá..thank;s không uổng............
     
  4. dokimon

    dokimon Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/7/11
    Bài viết:
    3,838
    Đã được thích:
    341
    Điểm thành tích:
    83
    [[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/21
  5. bằng_lăng_tím

    bằng_lăng_tím New Member

    Tham gia ngày:
    22/12/10
    Bài viết:
    1,750
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Tự Tình 2
    Bước lên tầng cao ngó xuống tầng thấp
    Cỏ hoa trải rộng mấy bờ vui
    Con đường uốn lượn tựa áo gấm
    Khúc khuỷa thân người dáng hanh hao.

    Hàng cây xa bóng mờ sương khói
    TRanh buồn lơ đễnh mái nhà cao
    Vườn hoa khoe sắc gieo tình ý
    Bóng liễu yêu kiều gẫy điệu xuân.

    Bờ tre trong gió ngân nga hát
    Đàn ca dưới ao ngẩn ngơ nhìn
    Vài con dễ trũi đào đất trốn
    Một chú chim khuyên lạc cánh về

    BằngLăngTím
     
  6. manglag

    manglag New Member

    Tham gia ngày:
    14/8/11
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Biết nơi nao
    Tự tình.

    Hồn thơ hoang dại bóng hình
    Biết đâu chốn ấy có mình có ta!

    Dạo lên một khúc tỳ bà
    Nỗi buồn ai oán thành ra phận người

    Mua đi bán lại trò cười
    Đếm đong cho đến cạn lời gió mây!

    Thi đàn
    Sàn diễn cuồng quay
    Văn chương
    Chữ nghĩa
    Bủa vây
    Đạo - Đời!
    Kimdaica
     
  7. dokimon

    dokimon Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/7/11
    Bài viết:
    3,838
    Đã được thích:
    341
    Điểm thành tích:
    83
    [[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/21
  8. nguoibimat

    nguoibimat New Member

    Tham gia ngày:
    6/7/12
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    NHỚ

    Lang thang chiều phố vắng.?
    Tìm kỷ niệm đường xưa.?
    Giờ xa tầm tay với.
    Một thuở...Biết yêu người.?


    Khi xưa cùng chung lối.?
    Đôi ta sóng vai nhau.
    Lời yêu anh đã hứa .?
    Theo em suốt đường tình.


    Chuyện tình xưa anh nói.
    Lời còn mãi bên tai.
    Giờ còn em nỗi nhớ.?
    Anh đi chẳng tạ từ.?


    Chiều nay Thu vương nắng.
    Lệ ứa mắt tuôn rơi.?
    Lòng sao nghe trống vắng.?
    Vì lỡ đã yêu người.?

    nguoi bi mat....18/10/2012...
     
  9. N.L.D

    N.L.D New Member

    Tham gia ngày:
    15/8/12
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    EM BÉ BÁN VÉ SỐ

    Chiều nay em về đâu.?
    Tay cầm tập vé số.?
    Rao bán khắp đường đời.
    Và em cứ mãi đi..

    Mắt em quá ngây thơ
    Thân em quá hao gầy
    Khi mời khách qua đường
    Vài tờ số trên tay

    Em không có tuổi thơ
    được cắp sách đến trường
    Như bao trẻ bình thường
    Được mẹ đón bố đưa.

    Bố mẹ sớm qua đời
    Sau cơn bảo Ngập tràn
    Bão sớm ở cuộc đời.
    Ở tuổi bé còn thơ.

    Chiều nay sớm mưa về
    Tập vé số còn nhiều
    Và bé cố gọi mời.
    Người...Thờ ơ vẫn đi?

    Nhìn bé khuất xa dần
    Bán MAY MẮN cho đời
    Mà bé cả cuộc đời.?
    Nào được.....MAY MẮN đâu.?

    N.L.D...
     
  10. dokimon

    dokimon Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/7/11
    Bài viết:
    3,838
    Đã được thích:
    341
    Điểm thành tích:
    83
    [[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/21
  11. dokimon

    dokimon Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/7/11
    Bài viết:
    3,838
    Đã được thích:
    341
    Điểm thành tích:
    83
    [[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/21
  12. dokimon

    dokimon Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/7/11
    Bài viết:
    3,838
    Đã được thích:
    341
    Điểm thành tích:
    83
    [[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/10/21
  13. thuongdekhoc

    thuongdekhoc Active Member

    Tham gia ngày:
    6/11/10
    Bài viết:
    1,628
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    38
    tìm đâu hoa nở mua đông
    Ngã lòng ước nguyện ngày ròng cô đơn
    Mang đến cung bậc tiếng đờn
    Bài ca hạnh phúc tình hờn yêu thương
     
  14. bằng_lăng_tím

    bằng_lăng_tím New Member

    Tham gia ngày:
    22/12/10
    Bài viết:
    1,750
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    lời thơ quá mâu thuẫn .
     
  15. thuongdekhoc

    thuongdekhoc Active Member

    Tham gia ngày:
    6/11/10
    Bài viết:
    1,628
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    38
    ka ka .gap ban la phai giải thích rùi
    Lời thơ mang tính trìu tượng .ngừơi đoc phai có trí tưởng tương phong phú
    Noi ve tinh yeu .hoa va mùa đông.con gái ví là hoa va ngươi kia nguoc lại và có nhiều khuyet đien.nen khó mà người đó thương duoc
    Nguoi con trai mong uoc có 1 tình yeu .để ko cô đơn nưa
    Tieng đơn.va cung bâc.đó là gi ta .ai cung hoc được va am thanh trong sang.tinh yeu cung vay
    Khi yeu se hanh phuc.va dỗi hờn .gét.thương .cam xúc đầy đủ.hi
     
  16. nguoibimat

    nguoibimat New Member

    Tham gia ngày:
    6/7/12
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Giọt Mưa Thu

    Như những giọt mưa thu.
    Rớt rơi bên thềm vắng.?
    Bên song cửa ngắm nhìn.
    Đợi hình bóng xa xưa.?

    Như những giọt mưa Thu.?
    Nhẹ vương môi em ướt.
    Nụ hôn mối tình đầu.?
    Run mãi Mắt Môi Em.

    Như những giọt nưa Thu.?
    Chiều nao vai thấm ướt.
    Mưa Thu nhẹ đưa về.?
    Hay nước mắt chia tay.

    Giọt mưa Thu hôm nay.?
    Vẫn rơi như ngày đó.?
    Nhưng nay thật xa rồi.?
    Người mãi tận phương nao.?

    Nguoi bi mat
     
  17. samsunggalaxy

    samsunggalaxy New Member

    Tham gia ngày:
    6/9/12
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    :cm1jl5::cm1jl5::cm1jl5:Đúng là nhà thơ...thẩn.:cm1jl5:
     
  18. bằng_lăng_tím

    bằng_lăng_tím New Member

    Tham gia ngày:
    22/12/10
    Bài viết:
    1,750
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    a...ha hóa ra mình hok có trí tưởng tượng sao ta ,thế là chết mình rồi từ nay sao mà làm thơ được nữa đây haaaaaaaaaaa .
    Được rồi nếu bạn muốn tưởng tượng ,nếu bạn muốn trừu tượng thì đây có tất cả nhé .nói cách khác bạn muốn mình làm thể loại nào thì có thể loại đó .Mình sẽ ko chỉ nói ko đâu
    Tặng bạn một bản quá ư trừu tượng ,định là ko post bản này lên đâu vì thực tế là nó ko thực tế lắm
    Ta.......

    Ta vén mây-mây tan lớp lớp
    Ta xua núi - núi thẹn thùng trôi
    Ta nhìn chim - chim bay dáo dát
    Ta khoáy nước - nước đọng thành dòng.

    Ta bước đôi chân - cỏ e thẹn
    Ta chạm vào cây- bỗng lặng ngừng
    Ta khua muốn thú- chạy loanh quanh
    Ta hét vang xa - rừng rụng lá.

    Khung cảnh quanh ta....
    ...bốn mùa xa lạ
    Cỏ úa vàng.........
    ........nước cạn dòng hanh khô:xmaslaff::xmaslaff::xmaslaff:
    19-10-12
     
  19. bằng_lăng_tím

    bằng_lăng_tím New Member

    Tham gia ngày:
    22/12/10
    Bài viết:
    1,750
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Quê Em...
    Quê hương em hai mùa mưa nắng
    Bên đồng ruộng bên nhà cao
    Bên ngọn gió lao xao mùa lúa trổ
    Tay em gom từng hạt lúa thơm nồng.

    Hàng phi lao chạy vút mãi tầng xanh
    Ngọn dừa tỏa ánh râm đầy trên cỏ
    Đường quê em xanh xanh hai lối nhỏ
    Nay trở về bỡ ngỡ bởi vì đâu.

    Bài ca dao kẽo kẹt hai nhịp cầu
    Ngập mất hút trong đôi mùa nước nổi
    Dân quê em hai bàn tay cằn cỗi
    Lưng ghánh mặt trời......
    .......mặt đội đất trăm năm.
    20-10-12 bằnglăngtím
     
  20. bằng_lăng_tím

    bằng_lăng_tím New Member

    Tham gia ngày:
    22/12/10
    Bài viết:
    1,750
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Kỹ thuật làm thơ

    Lời nói đầu:Tất nhiên người làm thơ phải có tâm hồn và cảm hứng chân thật mới sáng tác được thơ hay. Tuy vậy, ngoài yếu tố trên, vấn đề kỹ thuật cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong việc làm thơ. Kỹ thuật thơ là gì? Là tất cả những phương cách vận dụng giúp cho việc diễn đạt ý tưổng trong thơ được khéo, tinh tế, gây cảm xúc mạnh cho người thưởng thức.
    Đại để kỹ thuật thơ có ba phần: hình thức cấu trúc, phương pháp diễn đạt, kỹ xảo.

    I. Hình Thức Cấu Trúc: Hình thức là cái bình chứa đựng nội dung, tức là phần tinh túy của thơ.
    Các hình thức cấu trúc gồm có: thể thơ và luật thơ. Thơ Việt Nam được cấu trúc theo các thể thơ cũ và mới. Thể thơ cũ gồm có các thể thơ Đường luật, phỏng theo Tàu như: thất ngôn, ngũ ngôn, các thể riêng của Việt Nam như: lục bát, song thất lục bát, ca trù… Mỗi thể thơ nầy đều có luật riêng. Thể thơ mới là các thể thơ phỏng theo Pháp, thơ tự do. (Vì khuôn khổ bài báo có hạn, người viết không thể dẫn đầy các thể thơ và luật thơ, khá nhiều chi tiết phức tạp. Xin độc giả tìm đọc ở các tác phẩm văn học sử, chẳng hạn cuốn “Việt Nam Văn Học Sử Yếu” của Dương Quảng Hàm).

    II. Phương Pháp Diễn Đạt: Yếu tố quan trọng trong vấn đề kỹ thuật thơ là phương pháp diễn đạt (poetic diction).

    1.- Phương pháp ẩn dụ (metaphor): Là cách nói bóng bẩy, biểu hiện ý so sánh vật nầy với vật kia, sự việc nầy với sự việc khác. Chẳng hạn người ta thường nói: bức màn đêm, sân khấu cuộc đời, vũ đài thế giới.
    Một số từ thông thường được dùng trong phép ẩn dụ: – Những cây hồng nầy được trồng trên đất tốt (nghĩa đen). Hãy đọc câu nầy của nhà văn George Santazana:
    - Đôi chân con người phải được trồng trên xứ sở của nó, nhưng đôi mắt nó nên nhìn ra khắp thế giới (nghĩa ẩn dụ).
    Và hãy đọc câu nói thông thường:
    - Chúng ta thường quét lá ra kỏi nhà xe (nghĩa đen) Với câu của nhà văn Virginia Woolf:
    - Cô ta để trí tưởng tượng quét mọi sỏi đá, rác rưởi của thế giới đầy trong vực sâu vô thức của chúng ta (nghĩa ẩn dụ).
    Tác giả A. Richards phân biệt hai phần ẩn dụ với những từ “ý nghĩa” (tenor) và truyền đạt (vehicle). Khi Macbeth (một nhân vật kịch Shakespeare) nói: Cuộc đời là một cái bóng di động, thì “cuộc đời” là “ý nghĩa” trong phép ẩn dụ và “cái bóng di động” là sự “truyền đạt”.

    2. Phương pháp so sánh: Phép nầy thường đi đôi với phép ẩn dụ. Phép so sánh trong thơ không phải là phép so sánh thông thường. Khi người ta nói: “Xuân trông xấu như Thu”, đó là sự so sánh thông thường, nhưng khi nói: “Xuân xấu như tội lỗi” thì đó là sự so sánh khác thường của thơ. Ta thử đọc những câu trong bài thơ “Thu” của Xuân Diệu:
    Nắng thu hoa cúc vàng lưng dậu
    Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên
    Sự so sánh màu vàng rực rỡ của hoa cúc trong mùa thu với sắc áo vàng vinh hiển của Trạng nguyên (thí sinh đỗ Trạng được vua ban áo vàng) có tính cách vừa so sánh vừa ẩn dụ. Hay trong bài “Nguyệt Cầm” cũng của Xuân Diệu:
    Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
    Trăng trăng nhớ hỡi trăng ngần
    Ỡàn buồn đàn lặng ôi đàn chậm
    Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
    Mây vắng trời trong đêm thủy tinh
    Linh lung bóng sáng bỗng rùng mình…
    Bốn bề ánh nhạc biển pha lê
    Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề…
    Tác giả đã hỗn hợp ánh trăng với tiếng đàn nguyệt làm một phép so sánh và ẩn dụ biểu hiện ở những cụm từ: giọt đàn buồn – như lệ ngân, trời trong – đêm thủy tinh, bóng sáng – rung mình, biển pha lê – chiếc đảo hồn. Ta cũng đọc thêm mấy câu thơ của Bích Khê, đã dùng phép ẩn dụ và so sánh để mô tả mái tóc đen, làn môi thắm đượm của thiếu nữ:
    Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
    Vài chút trăng say đọng ở làn môi
    Câu thơ Kiều cũng thuộc loại nầy:
    Mùi thiền đã bén muối dưa
    Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng
    Sự đời đã tắt lửa lòng
    Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi

    3. Phương pháp hoán dụ: Dùng những từ chỉ sự vật nầy để hình dung sự vật khác. Thơ cổ của ta hoặc Tàu thường dùng chữ “Long nhan”, “Bệ rồng”, “Cửu trùng” để chỉ vua, chữ “Hồng nhan”, “Má hồng” để chỉ người phụ nữ.
    Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
    Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
    Thành liền mong tiến bệ rồng
    Thước gươm thề quyết chẳng dong giặc trời
    (Chinh Phụ Ngâm)
    Nhà thơ Milton viết: “Khi tôi nghĩ rằng ánh sáng của tôi đã mất” là ông đã dùng chữ “ánh sáng”để chỉ cái “ảo mộng” của ông.Trong bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ có câu:
    Ngàn xưa không lạnh nữa Tần phi
    Ta lặng dâng nàng
    Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
    Trích dẫn bài nầy ở quyển “Thi Nhân Việt Nam”, ông Hoài Thanh giải thích: “Thi nhân muốn nói dâng hồn mình cho người yêu, song nói như thế sẽ sỗ sàng quá. Nên phải cái hình ảnh “trời mây phảng phất nhuốm thời gian” để chỉ hồn mình”. Như vậy, hình ảnh “trời mây – hồn mình” là một cách sử dụng phép hoán dụ. Mấy câu thơ sau đây của Phạm Hầu, cũng dùng phép nầy:
    Chẳng biết trong lòng ghé những ai
    Thềm son từng dội gót vân hài
    Hỡi ơi người chỉ là du khách
    Giây phút dừng chân Vọng hải đài
    (Từ Vọng hải đài ở đây chỉ lòng người).
    Hay hình ảnh con thuyền đánh cá trong thơ Tế Hanh:
    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
    Cái buồm giương to như mảnh hồn làng
    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
    Chiếc thuyền hăng – con tuấn mã, cánh buồm to – mảnh hồn làng là những biểu tượng có tính cách hoán dụ. Những câu tả nhan sắc chị em Thúy Kiều, Thúy Vân cũng là một lối hoán dụ:
    Vân xem trang trọng khác vời
    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
    Hoa cười ngọc thốt đoan trang
    Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
    Kiều càng sắc sảo mặn mà
    So bề tài sắc lại là phần hơn
    Làn thu thủy nét xuân sơn
    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    4. Phương pháp nhân cách hóa: Là khoác lên sự vật tính cách của người. Xưa vua Trần Nhân Tông, sau cuộc bình Nguyên, đến Chiêu Lăng thấy chân ngựa đá dính bùn đất, bèn làm hai câu thơ:
    Xã tắc hai phen bon ngựa đá
    Non sông muôn thuở vững âu vàng
    ”Bon ngựa đá” là những từ nhân cách hóa. Thơ Xuân Diệu mô tả mùa thu với “rặng liễu”, “vầng trăng” được nhân cách hóa:
    Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
    Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng…
    Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
    Phương xa khởi sự nhạt sương mờ
    Tế Hanh cũng đã nhân cách hóa chiếc tàu lửa bằng những câu:
    Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu
    Ngàn đời không đủ sức đi mau
    Có chi vướng víu trong hơi máy
    Những chiếc toa đầy nặng khổ đau
    Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề
    Khói phì như nghẹn nỗi đau tê
    Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ
    Lòng của người đi réo kẻ về

    5. Phương pháp ngoa dụ, hay khoa trương: cách diễn đạt những sự vật có ý nghĩa tầm thường thành trọng đại. Thế Lữ mô tả con hổ ở vườn bách thú, mơ một thời làm chúa tể sơn lâm, đã dùng lối ngoa dụ:
    Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
    Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
    Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
    Với tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi
    Với khi thét khúc trường ca dữ dội
    Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
    Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
    Trong đêm tối mắt thần khi đã quắc
    Là khiến cho mọi vật đều im hơi
    Hay như Đinh Hùng, mô tả một con người sơ khai, xa lạ giữa xã hội hiện đại:
    Lòng đã khác ta trở về đô thị
    Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa
    Bóng ta đi trùm khắp lối hoang sơ
    Và chân bước nghe chuyển rung đồi suốị…
    Trông thấy ta cả cõi đời kinh hãi
    Dòng sông con nép cạnh núi biên thùy
    Ỡường châu thành quằn quại dưới chân đi
    Xao động hết loài cỏ hoa đồng nội
    Người và vật nhìn ta không dám nói
    Chân lảng xa từng cặp mắt e dè
    Ta ngẩn ngơ nhìn theo bóng ngựa xe
    Nhìn theo mãi dến khi đời lánh cả
    Và ta thấy hiện nguyên lòng sơn dã
    Cảnh sắc nầy bỗng nhuộm máu tà dương
    Ta khát khao ta tức giận hung cuồng
    Bên thành quách ta ra tay tàn phá…
    Hay như Nguyễn Du, từng có câu thơ biểu lộ chí hướng cao cả của mình:
    Lăng tằng trường kiếm ỷ thanh thiên
    (Từng phen chống kiếm ngạo trời xanh)

    6. Phương pháp phúng dụ, hay ngụ ý: Cách diễn đạt thơ với những tình tiết có ngầm ý nghĩa riêng, để giáo dục hay giải thích những tư tưởng, nguyên tắc đạo đức.
    Thơ cổ Việt Nam thường có những bài làm theo lối nầy. Như Nguyễn Bỉnh Khiêm từng cảnh cáo người đời với những câu đầy ngụ ý:
    Non sông nào phải buổi bình thời
    Thù đánh nhau chi khéo nực cười
    Cá vực chim rừng ai khiến đuổi
    Núi xương sông huyết thảm đầy vơi
    Ngựa phi ắt có hồi quay cổ
    Thú dữ nên phòng lúc cắn người
    Trần Bích San nêu những đức tính, tài năng của con người chứa đựng trong hai câu thơ:
    Văn phi sơn thủy vô kỳ khí
    Nhân bất phong sương vị lão tài
    (Văn có non sông vẻ lạ hay
    Người không sương gió tài non yếu).
    Và các bài thơ ngụ ngôn có thể xếp vào loại phúng dụ.

    7. Phương pháp ám chỉ: lối diễn tả sự vật có hai hình tượng, ý nghĩa tương quan. Xuân Diệu, trong bài “Hoa đêm” có lối diễn tả nầy.
    Ôi vắng lặng trong giờ mơ ngủ ấy
    Bỗng hoa nhài thức dậy sánh từng đôị….
    Sao họ khéo nõn nà mà bỡ ngỡ
    Những nàng hoa chờ đợi gió phong lưu…
    Chàng gió lại đi khuya ngoài khuất nẻo
    Nghe tiếng thơm liều liệu đến tìm hương
    Cánh du lang tha thướt phất qua tường
    Áo công tử dải là vướng não ruột
    Này hoa ngọc đã giật mình trắng nuốt
    Thoảng tay tình gió vuốt cũng nao nao
    Hương hiu hiu nên gió cũng ngọt ngào
    Hôn nho nhỏ mà đầu hoa nặng trĩu…
    Hình ảnh hoa đêm và gió khuya ám chỉ những hạng người giang hồ phóng đãng trong giới ăn chơi.
    8. Phương pháp nghịch lý: lối diễn tả với những tình tiết trái ngược nhau về sự vật, hoàn cảnh, nhân tình thế thái.
    Nguyễn Bỉnh Khiêm từng tự bảo mình, mà cũng là nhắn nhủ với đời:
    Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
    Người khôn người đến chốn lao xao
    Nguyễn Công Trứ mô tả hai cuộc sống khác nhau:
    Thị tại môn tiền náo
    Nguyệt lai môn hạ nhàn
    (Trước cửa chợ ồn ào
    Bên song trăng đến thảnh thơi)
    Ngày Tết, Tú Xương làm thơ diễu thiên hạ với những lời:
    Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
    Ỡứa thì mua tước đứa mua quan
    Phen nầy ông quyết đi buôn lọng
    Vừa chưởi vừa rao cũng đắt hàng
    Lẳng lặng mà nghe nó chúc con
    Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
    Phố phường chật hẹp người đông đúc
    Bồng bế nhau lên nó ở non
    Hay bài nói về thói đời:
    Thế sự đua nhau nói dại khôn
    Biết ai là dại biết ai khôn
    Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
    Dại chốn văn chương ấy dại khôn
    Mấy kẻ nên khôn đều có dại
    Làm người có dại mới nên khôn
    Cái khôn ai cũng khôn là thế
    Mới biết trần gian kẻ dại khôn

    9. Phương pháp nói vòng vo: lối diễn tả quanh co với nhiều chi tiết phụ để làm nổi bật ý chính. Ví dụ bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến:
    Đã bấy lâu nay bác tới nhà
    Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
    Ao sâu nước cả khôn chài cá
    Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
    Cải chửa ra hoa cà mới nụ
    Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
    Đầu trò tiếp khách trầu không có
    Bác đến chơi đây ta với ta
    Nhà thơ dùng lối nói vòng vo như trên cho vui thôi, thật sự thì vì nhà nghèo không có gì để mời khách. Bạn đến chơi chỉ trò chuyện với nhau là có tình rồi.

    III. – Kỹ Xảo: Ngoài những phương pháp diễn đạt tinh tế, tân kỳ, đôi khi thơ hay còn do kỹ xảo.
    Kỹ xảo là phương cách vận dụng tài tình các yếu tố cấu tạo nên bài thơ như: từ (word), câu (sentence), hình ảnh (imagery), nhạc điệu (rythm).

    1. Từ: Bài “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ có câu:
    Ta lặng dâng nàng
    Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
    Hoài Thanh đã phê bình: Chữ “nhuốm” có vẻ nhẹ nhàng, không nặng nề như chữ “nhuộm”. Chữ “dâng” hơi kiểu cách. Ta nhận thấy biết cách dùng từ là làm tăng cái hay cái đẹp của thơ. Hoài Thanh nhận xét đúng về chữ “nhuốm”, nhưng chữ “dâng” tuy kiểu cách, nhưng không thể thay chữ nào khác hơn. Nếu thay chữ “dâng bằng chữ “hiến” hoặc chữ “tặng” chẳng hạn, thì câu thơ không còn đẹp nữa. Có những từ Hán thường được dùng trong thơ Việt ngày trước, có vẻ cồ mà vẫn làm cho thơ hay. Ví dụ thơ Cung Oán:
    Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ
    Quán thu phong đứng rũ tà huy
    Nếu ta thay những từ thệ thủy, cổ độ, thu phong, tà huy là những từ Hán bằng từ Nôm:
    Cầu nước chảy ngồi trơ bến cũ
    Quán gió thu đứng rũ chiều tà
    thì câu thơ kém vẻ hay. Thời mới, người ta ít dùng từ Hán, hay điển tích,trong thơ, vì cho rằng làm làm câu thơ có vẻ nặng nề,khó hiểu. Nhưng Đinh Hùng vẫn ưa dùng từ Hán:
    Trăng ơi đừng bỏ kinh thành
    Hồn cố đô vẫn thanh bình như xưa
    Nhãn tiền chợt sáng thiên cơ
    Biết chăng ảo phố mê đồ là đâu
    Trong bốn câu thơ trên mà từ Hán chiếm đa số, song đọc ta vẫn thấy cảm xúc. Vũ Hoàng Chương cũng hay sử dụng từ Hán và điển tích trong thơ.
    Phách ngọt đàn say nệm khói êm
    Tiếng ca chừng nổi giữa chừng đêm
    Canh khuya đưa khách lời reo ngọc
    Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm
    Gái Tầm Dương, tức là dùng điển người ca nữ trong thơ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị. Nhưng đọc cũng thấy hay. Cũng như thơ Đoàn Phú Tứ:
    Tóc mây một món chiếc dao vàng
    Ngàn trùng e lệ phụng quân vương
    Trăm năm tình cũ lìa không hận
    Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
    Tác giả đã dùng điển tích Dương Quý Phi và Lý phu nhân, một ái phi cắt tóc dâng để gợi lòng nhớ thương của vua, người kia dấu mặt vì nhan sắc không còn như xưa, vua sẽ kém yêu. Dùng từ Hán (cổ) hay điển tích để gợi cảm cho thơ cũng tùy theo tác giả biết dùng kỹ xảo khi sáng tác.

    2. Câu: Bài thơ thu của Xuân Diệu có câu:
    Đây mùa thu tới mùa thu tới
    Với áo mơ phai dệt lá vàng
    Nguyên câu sau Xuân Diệu viết:
    Với áo chùng thâm mặt rám vàng
    Câu nầy không hay bằng câu sửa lại. Huy Cận làm bài thơ “Buồn Xưa” có câu:
    Ngàn năm sực tỉnh lê thê
    Trên thành son nhạt chiều tê tái sầu
    Xuân Diệu sửa lại câu sau:
    Trên thanh son nhạt chiều tê cúi đầu
    Cho ý được kín đáo hơn, nhưng không hẳn câu sửa lại nầy hay hơn câu trước. Bích Khê có bài thơ tượng trưng “Duy Tân” với những câu:
    Đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới
    Của lời thơ lóng đẹp. Hạt châu trong
    Hạt châu trong ngời nhỏ giọt vô lòng
    Về sau, nhà thơ sửa lại hai câu 3,4:
    Của lời thơ lóng đẹp. Tiếng ươm hương
    Tiếng ươm hương hòa nhạc vận du dương
    Ta thấy câu sửa lại hay hơn câu cũ. Như vậy, ta thấy rằng các nhà thơ khi sửa chữa thơ họ, sử dụng đôi kỹ xảo mà thành công (hoặc ngược lại, tùy trường hợp, theo cảm quan của tác giả hay người đọc).

    3. Hình Tượng: Bài thơ “Trăng” của Xuân Diệu là loại thơ đầy hình tượng:
    Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
    Ánh sáng tuôn đầy các lối đi
    Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ
    Im lìm không dám nói năng chi
    Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng
    Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang
    Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
    Và làm sai lỡ nhịp trăng đang
    Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh
    Cho gió du dương điệu múa cành
    Cho gió đượm buồn thôi náo động
    Linh hồn yểu điệu của đêm thanh
    Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
    Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
    Trăng sáng trăng xa trăng rộng quá
    Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ
    Cái cảm giác của tác giả về một đem trăng sáng khi đi dạo cùng người yêu với những động tác thầm lặng, không lời nói, bước nhẹ nhẹ, chân ngại dẫm lên ánh trăng, cảm thông với nhịp đàn trăng, lạc lõng trong cái biển sáng mênh mông, gợi lên cho ta cái hình tượng linh động của đôi tình nhân đi dạo trong một đêm trăng đẹp và thơ mộng. Trong truyện Kiều có hai câu thơ đầy hình tượng khi Kim Trọng gặp Kiều trong buổi sơ ngộ:
    Hài văn lần bước dặm xanh
    Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
    Với hình tượng nầy, thiên nhiên chung quanh đôi thanh niên nam nữ bỗng linh động hẳn lên với sắt màu rực rỡ, đầy sinh khí.

    4. Nhạc điệu: Nhạc điệu là yếu tố quan trọng trong thơ về mặt hình thức.Dù làm theo thể thơ cũ hay thể thơ mới, đều có nhạc điệu. Ỡến cả thơ tự do, không bị hạn chế bởi âm luật cũng được tạo nên một nhạc điệu riêng để dễ gây cảm xúc cho người đọc. Ngày trước, nhóm thơ tượng trưng Xuân Thu Nhã Tập từng chủ trương thơ truyền cảm do nhạc điệu hơn là từ ý. Bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ, in trong tập Xuân Thu Nhã Tập là một ví dụ. Đọc bài thơ nầy, có những câu người đọc có thể không hiểu hết ý, nhưng vẫn rung cảm với những lời thơ đầy nhạc điệu. Cũng vì vậy mà Bích Khê, Chế Lan Viên muốn đi theo con đường thơ tượng trưng, đã cố gắng tạo nhạc điệu đặc biệt trong thơ họ, trong khi lời thơ đầy ý tưởng mơ hồ, bí hiểm.
    Im lặng nhìn bông ý lặng lờ lên
    Những dáng hình thanh khí. Giữa mông mênh
    Đường nhiếp ảnh sắc khua màu. Tiếng thở
    Hỡi Hội họa đến muôn đời nức nở
    Ta nhịp nhàng ý nhị nhịp theo ta
    Lời nối lời bố thí nhịp tinh hoa
    Của âm điệu mơ màng run lẩy bẩỵ..
    (Bích Khê)
    Trưa quanh vườn và võng gió an lành
    Ngang phòng trưa ru hồn nhẹ cây xanh
    Trưa quanh gốc. Và mộng hiền của bóng
    Bỗng run theo… lá… run theo… nhịp võng
    Trưa lên trời. và xanh thẳm bầu trời
    Bỗng mê ly nằm thấy trắng mây trôị..
    (Chế Lan Viên)
    Một số nhà thơ đã sử dụng kỹ xảo láy âm vận ở các câu thơ để làm giàu thêm nhạc điệu:
    Mau với chứ thời gian không đứng đợi
    Tình thổi gió màu yêu lên phấp phới
    Nhưng đôi ngày tình mới cũng thành xưa
    (Xuân Diệu)
    Âm vận mới (ở giữa câu 3) láy lại các âm vận “đợi”, ”phới “ (ở cuối câu 1,2) để làm mạnh âm hưởng của các câu thơ.

    5. Thời trước, người ta hay làm thơ theo Đường luật, có vần, có niêm, đối chặt chẽ. Thể thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, có câu 3 – 4, 5 – 6 đối nhau thì người làm thơ phải tìm chữ đối cho chính xác, như danh từ, tính từ, trạng từ, động từ phải đối nhau từng đôi một và không những đối từ mà còn phải đối ý. Chẳng hạn:
    Gác mái ngư ông về viễn phố
    Gõ sừng mục tử lại cô thôn
    Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
    Dặm liễu sương sa khách bước dồn
    (Bà Huyện Thanh Quan)
    Nên lưu ý một chi tiết: Ngôn ngữ Việt Nam vốn là Hán – Việt, nên trong thơ có đối thì ngoài những điều kiện trên, các từ đối phải dùng từ Hán đối với Hán, Việt đối với Việt, chứ không thể Hán đối Việt hay Việt đối Hán. Ở những câu thơ trên ta thấy: ngư ông đối với mục tử (Hán), viễn phố đối với cô thôn (Hán), chim bay mỏi đối với khách bước dồn (Việt). Thơ khác văn ở chỗ có thể đảo từ xuôi ngược mà ý vẫn thuận: Ví dụ:
    Huy hoàng trăng rộng nguy nga gió
    Xanh biếc trời cao bạc đất bằng
    (Xuân Diệu)
    Hai câu nầy đọc theo văn:
    Trăng rộng huy hoàng, gió nguy nga
    Trời cao xanh biếc, đất bằng bạc
    Hoặc câu thơ Kiều:
    Sông Tần một dải xanh xanh
    Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương quan
    Có thể đọc ra:
    Mấy cành loi thoi (của) bờ liễu, (bên ải) Dương quan Huy cận:
    Đêm thu khắc lậu canh tàn
    Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm sương
    Ta có thể đọc:
    Gió trút lá cây, ngàn (rừng) ngậm gương trăng
    Xuân Diệu có tài áp dụng cách nói của Tây Phương vào thơ, song đọc vẫn xuôi tai:
    Hơn một loài hoa đã rụng cành
    Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
    Hơn một loài hoa, nói theo cách Việt là: nhiều loài hoa. Hay nhà thơ chuyển đổi một câu thành ngữ của Pháp:
    Partir c’est mourir un peu
    (Đi là chết một ít)
    Thành câu thơ Việt:
    Yêu là chết trong lòng một ít
    Thơ có thể hàm súc ý tưởng vắn, kín đáo mà vẫn hiểu được, như câu:
    Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà
    (Nguyễn Xuân Sanh)
    Ta có thể hiểu: Đĩa ở đây là đĩa đèn thời xưa đốt bằng dầu và tim bấc. Dầu cạn đến đáy đĩa và bấc lụi ấy là quá trình diễn tiến, mùa (tượng trưng thời gian) đi nhịp hải hà (hải hà chỉ sự rộng lớn, đi nhịp hải hà là đi với tốc độ nhanh). Câu thơ trên có ý nghĩa tượng trưng về thời gian qua nhanh. Một câu thơ khác của Xuân Diệu, khá hàm súc:
    Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người
    Ý câu nầy là: Thấy trăng nay nhớ đến trăng xưa ở bến Tầm Dương, nghe nhạc nhớ đến người ca nữ trong bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị thời trước.
    6. Một đôi kỹ xảo khác được các nhà thơ sử dụng như phép điệp âm, điệp vận, hay phép tràng lặp (anaphora). Chẳng hạn bài “Dại Khôn” dẫn ở trên. Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết tùy bút về Huế có nhắc đến một bài thơ của ông Tú Hải Văn, làm theo phép nầy:
    Ai vẫn thương Ai vẫn nhớ Ai
    Khuyên Ai chớ vội giận hờn Ai
    Những là dặm liễu bay hồn khách
    Nào thấy mành hoa thoáng bóng Ai
    Buồm thuận gió xuôi vui mặt bạn
    Canh tàn rượu tỉnh giật mình Ai
    Cầm tay dặn với ba câu chuyện
    Biết cậy Ai về nhắn lại Ai
    (Nhớ Huế)

    7. Mỹ từ pháp: Nguyễn Du tả Kiều:
    Gót sen sẽ động giấc vàng
    Huy Cận có câu thơ:
    Thôi đã tan rồi vạn gót hương
    Của người đẹp tới tự trăm phương
    Quang Dũng từng mơ người đẹp:
    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
    Xưa Lý Bạch mô tả dáng điệu ẻo lả, mềm thơm của Dương
    Quý Phi, như một nhành hoa sương đượm:
    Nhất chi nùng diễm lộ ngưng hương
    (Một cành nồng thắm sương đọng hương)
    Tất cả lời và ý thơ trên đều sử dụng mỹ từ pháp, tức la dùng những “từ hoa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của những sự vật mô tả.

    o0o
    Kỹ thuật không phải là yếu tố chính để cấu trúc nên một bài thơ. Một nhà thơ thiếu kinh nghiệm kỹ thuật làm thơ có thể làm thơ hay, nhưng cái hay có thể không trọn vẹn. Thơ họ có thể chứa đựng nhiều ý tưởng hay, đẹp, nhưng có hình thức vụng về về cách dùng chữ, đặt câu, hoặc lủng củng về âm vận, nhạc điệu… Tất cả các chi tiết nầy thuộc về kỹ thuật cấu tạo thơ, hay kỹ xảo tu chỉnh, do kinh nghiệm học hỏi hay sáng tác mà có. Ngày trước có những nhà thơ không vì tự ái cá nhân mà tìm cách học hỏi kinh nghiệm của các bậc đàn anh. Theo tiết lộ của ông Hoài Thanh, tác giả tập Thi Nhân Việt Nam, cho hay Xuân Diệu từng sửa thơ cho Huy Cận, hoặc chỉ dẫn Tế Hanh sáng tác. Như vậy, ta thấy rằng có hồn thơ để làm công việc sáng tạo chưa đủ, mà còn cần biết về kỹ thuật làm thơ va` co’ ít nhiều kiến thức về kỹ xảo càng hay
    Tác giả: Lê Bảo Nguỵ Xuân Trúc.


    Tác giả bài viết: admin
    Nguồn tin: sưu tầm
    nguồn bài viết diễn đàn văn nghệ Sơn La