Đối tác - Liên kết

Ý Nghĩa của các pho tượng

Thảo luận trong 'Ảnh tổng hợp' bắt đầu bởi huycuong, 29/5/10.

  1. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    lên cho mọi người tham khảo nào
     
  2. tonypham

    tonypham New Member

    Tham gia ngày:
    5/2/11
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    dep a' nhưng nhieu từ wa đọc đuối wa a ơi tặng a nè:tangrose:
     
  3. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    hi.từ từ mà ngâm cứu bạn ah.thanks bạn đã quan tâm và chúc bạn vui vẻ nhé:tangrose:
     
  4. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Ngựa Xích Thố.
    Ngựa Xích Thố là một con ngựa nổi tiếng trong Tam Quốc. Ngựa Xích Thố ban đầu của Đổng Trác, sau đó Đổng Trác tặng lại cho Lữ Bố. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. Lúc Lữ Bố chết, nó được Tào Tháo cho người chăm sóc, sau trao lại cho Quan Công (Quan Vũ). Quan Vũ cưỡi ngựa Xích Thố qua năm cửa ải chém sáu tướng. Khi Quan Công mất thì nó cũng mất theo ông, người đời có một bài thơ để lại như sau:


    Ngàn dặm mù bay tịt nẻo xa
    Trèo non vượt nước khéo xông pha
    Chặt đứt dây cương rung chuông ngọc
    Rồng đỏ trên trời hẳn mới sa



    Ngựa Xích Thố và Quan VũTrong truyện Tam Quốc cũng có 2 câu đối nhắc tới ngựa Xích Thố:

    “ Xích bỉnh diện xích tâm, kỵ Xích Thố truy phong, trì khu thời vô vong Xích Đế
    Thanh đăng quan thanh sử, trượng thanh long yển nguyệt, ẩn vi sứ bất quý thanh thiên

    nghĩa là
    Bộ mặt đỏ giữ tấm lòng đỏ, cưỡi ngựa Xích Thố truy phong, lúc ruổi rong không quên nhớ Vua Đỏ[1]
    Ngọn đèn xanh xem bộ sử xanh[2], cầm Thanh long đao yển nguyệt, nơi kín đáo chẳng thẹn với trời xanh ”

    Ngựa Xích Thố được xem như một trong những Thần Mã của lịch sử Trung Quốc, những thần mã quý khác như ngựa Đích Lô của Lưu Bị, ngựa Tuyệt Ảnh của Chu Mục Vương, đều có nguồn gốc khác nhau.

    Khi Tào Tháo tặng ngựa Xích Thố cho Quan Vũ, Quan Vũ nhận ngựa xong liền phục lạy tạ ơn. Tháo đã phải ngạc nhiên nói:

    “ Ta đã bao phen trao tặng nào là mỹ nữ, nào là vàng bạc, nào là gấm vóc, sao chẳng thấy Vân Trường vui, nay cho con ngựa này mà Vân Trường lại tạ ơn hậu như vậy?
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/6/11
  5. nh0c_devil_kute_9x

    nh0c_devil_kute_9x New Member

    Tham gia ngày:
    1/4/10
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    haha , chào bác cường , còn nhớ em chứ hả ? e giang nè , giờ e đang ở trên gia lai
    đi bộ đội trên này nè , khổ quá bác ơi , mới đc có hơn 3 tháng à , hết tân binh rồi , không biết khi nào mới về được nhà nữa , anh cho e gữi lời hỏi thăm sức khỏe tới mọi người nha anh . khi nào e về phép e sẽ xuống đó , nhậu tưng bừng với tụi anh . khi nào cưới nhớ đừng wen e nha ^^ chúc anh mạnh khỏe !
     
  6. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    ah cu Giang đây hả.thanh niên trai tráng đi nghĩa vụ là tốt rồi.sau này còn giúp được cho tổ quốc.ráng cố gắng học tập thật tốt để trở thành người lính cụ Hồ tiêu biểu em nhé.ok em khi nào về thì sẽ tưng bừng 1 bữa.còn vợ thì chưa đâu.hi.chúc em sức khỏe và hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình..Thân
     
  7. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Tôn Giả Ca Diếp
    [​IMG]
    Tôn giả Ca-diếp sống cùng thời với Phật, là người nước Ma-kiệt-đà tại Ấn Ðộ. Ngài được người đời sau đưa vào hàng mười tám vị La-hán.
    “Ca-diếp”, Trung Quốc dịch là Ẩm Quang, vì thân ngài có thể phát ra ánh sáng. Bất luận đi đến đâu, trên thân ngài luôn phát ra ánh sáng rực rỡ trang nghiêm. Ẩm Quang hoàn toàn không phải là uống ánh sáng mà ý nói ánh sáng phát ra trên thânngài thù thắng hơn ánh sáng trên thân người khác. Khi mọi người đứng trước ngài, ánh sáng ấy thường làm cho ánh sáng sáng trên thân họ tự nhiên trở nên u ám thất sắc. Vì sao thân ngài phát ra được ánh sáng? Câu chuyện tương truyền như vầy:
    Thuở quá khứ, ngài từng làm người thợ vàng, tuy nhà nghèo nhưng rất thâm tín Phật pháp.
    Có lần, ngài đem hiến một miếng vàng nhỏ, số vàng duy nhất mà ngài dành dụm được, để trang sức một bức tượng Phật, mọi người nhìn vào ai cũng khen rất đẹp. Nhờ công đức ấy nên đời này sanh làm người, thân ngài phát ra ánh sáng thù thắng hơn người khác.
    Lúc đầu, cha mẹ đặt tên cho ngài là Tất-bát-la-da, Trung Quốc dịch là “Thọ Hạ Sanh” (sanh dưới cây).
    Vào tháng nọ, khi Ca-diếp sắp ra đời, một hôm mẹ ngài đang ngồi hóng mát dưới gốc cây đại thọ thì bỗng nhiên từ trên trời bay xuống một tấm thiên y rất đẹp, che phủ cả thân cây. Liền khi ấy, ngài cất tiếng chào đời.
    Gia đình Ca-diếp rất giàu. Có người nói tài sản của họ còn nhiều hơn cả vua. Vì là con một nên song thân ngài luôn khuyên ngài sớm lập gia thất. Nhưng ý ngài lại muốn xuất gia học đạo.
    - Con à, con nên sớm lập gia đình đi! – Hầu như ngày nào ngài cũng nghe cha mẹ nói như vậy.
    Không nỡ trái ý cha mẹ, Ca-diếp đành nghĩ ra một kế, một mặt vừa an ủi cha mẹ, mặt khác để tránh việc kết hôn. Ngài cho người dùng vàng đúc tượng một mỹ nhân, rồi thưa với song thân.
    - Thưa cha mẹ, không phải con không muốn kết hôn, chỉ vì tìm chưa ra người con gái nào xứng với tượng mỹ nhân này. Nếu như có người nào đẹp như vầy thì con bằng lòng lấy người ấy.
    Vốn thương con tha thiết nên cha mẹ ngài lập tức sai người hầu trong nhà dùng xe chở tượng mỹ nhân đi khắp nơi trong cả nước, tuyên bố trước hàng vạn người náo nức đến xem:
    - Các chị em gái chưa chồng, mau đến đây chiêm ngưỡng lễ bái mỹ nhân vàng, các cô sẽ có niềm vui bất ngờ.
    Người hầu chở tượng mỹ nhân xuất phát từ thành Vương-xá vượt qua sông Hằng thẳng đến thành Tỳ-xá-ly phía bắc Ấn Ðộ.
    Trong thôn Ca Tỳ Ca thành Tỳ-xá-ly có một cô gái tên Diệu Hiền quốc sắc thiên hương, hoa nhường nguyệt thẹn. Diệu Hiền nghe nói trong thôn vừa có người chở đến một tượng mỹ nhân bằng vàng, trong lòng hiếu kỳ, sẵn có bạn rủ nên cô cũng đến đó xem.
    Khi đứng trước mặt tượng mỹ nhân, Diệu Hiền tợ như hoa, như ngọc. Một chuyện lạ xảy ra là nhan sắc của tượng mỹ nhân vàng kia bỗng nhạt dần, ánh sáng thường ngày biến mất.
    - Cô nương, xin dừng bước... Người hầu thấy cảnh đó vừa vui vừa sợ, liền hỏi rõ tên và chỗ ở của Diệu Hiền.
    Nghe được tin, cha mẹ ngài tức tốc đi cả ngày đêm đến dạm hỏi cho ngài. Do hai nhà đều môn đăng hộ đối nên hôn sự chỉ nói sơ qua là thành.
    Sau buổi hôn lễ chiều hôm nọ, khách khứa về hết, gian phòng chỉ còn lại Ca-diếp và Diệu Hiền. Hai người ngồi đối diện nhau, ai cũng tâm sự trùng trùng, dáng vẻ sầu muộn không vui. Gần sáng, Ca-diếp chịu không được cất tiếng hỏi:
    - Xin hỏi, vì sao em không vui?
    Diệu Hiền nức nở khóc:
    - Ôi, ước mơ của em đã tan thành mây khói rồi!
    - Ước mơ gì?
    - Em muốn xuất gia học đạo, nhưng bây giờ...
    - Thật sao? – Không đợi Diệu Hiền nói hết, Ca-diếp cao hứng tiếp lời: Em muốn xuất gia học đạo sao? Hay quá, tôi cũng có tâm nguyện ấy.
    Vì chí nguyện giống nhau nên sau mười mấy năm chung sống, Ca-diếp và Diệu Hiền đều xuất gia qui y Phật và lần lượt đắc quả A-la-hán.
    Ca-diếp là vị Ðầu đà đệ nhất, tu khổ hạnh danh chấn tôn phong trong hàng đệ tử Phật. Ngài không thích ở trong tịnh thất. Mỗi ngày ngoài thuyết pháp trì bát, Ngài thường tọa thiền dưới gốc cây hoặc ngoài đồng trống mặc cho gió táp mưa sa, nóng lạnh dãi dầu ngài luôn giữù như vậy.
    Khi về già, Ca-diếp vẫn giữ lối tu khổ hạnh ấy. Một hôm, không nỡ nhìn thấy cảnh tuổi già sức yếu mà cứ đêm ngày dãi nắng dầm sương, đức Phật cho người gọi ngài đến bảo:
    - Nào, Ca-diếp đến đây ngồi với ta. Sau này không nên khổ hạnh vất vả như thế nữa. Ông đã phụng sự quá nhiều cho Phật pháp rồi, giờ hãy tịnh dưỡng để mọi người tôn kính cúng dường.
    Ca-diếp khiêm hạ chắp tay cung kính thưa:
    - Bạch đức Thế Tôn! Bản thân con không thấy có gì vất vả cả. Con nghĩ làm một bậc trượng phu xuất trần đại sĩ cần phải sống một đời thanh bần, giản dị, mộc mạc, nếu không thì chí nguyện thú hướng Niết-bàn giác ngộ giải thoát sao thành tựu được!
    Nghe vậy, đức Phật càng quí trọng Ca-diếp bội phần. Một hôm, giảng kinh trên hội Linh Sơn, đức Phật không nói lời nào chỉ cầm một đóa sen đưa lên rồi im lặng nhìn đại chúng. Khi ấy, cả pháp hội không ai hiểu được tôn ý của Phật, chỉ có Ca-diếp nhìn Phật mỉm cười liễu ngộ (ý nói: Bạch đức Thế Tôn! Con đã hiểu tôn ý của Ngài. Ngài muốn đem giáo pháp vi diệu của Thiền tông trao cho con và bảo con tiếp tục lưu truyền đến đời sau).
    Thấy Ca-diếp liễu ngộ diệu lý, đức Phật vui mừng bảo:
    - Lành thay, này Ca-diếp! Nay ta đem chánh pháp nhãn tạng vi diệu của Thiền tông trao cho ông. Ông phải dốc sức xiển dương để Phật pháp được huy hoàng rực rỡ!
    Và như vậy, Ca-diếp trở thành vị tổ sư khai sáng Thiền tông Phật giáo.
    Lúc đức Phật Niết-bàn ở thành Câu-thi-na-ca-la, chư đệ tử như rơi vào cảnh bầy ong mất chúa, không người lãnh đạo.
    Khi đó, Ca-diếp đang giáo hóa ở nước Ðạc-xoa-na-xa. Nghe tin Phật diệt độ, ngài tức tốc lên đường trở về bảo với mọi người:
    - Các vị! Xin chớ quá bi thương, muốn báo ơn Phật sau này chúng ta cần phải đoàn kết hòa hợp. Ðiều quan trọng trước mắt chúng ta là nghĩ cách làm sao đem thánh giáo một đời của đức Thế Tôn đã thuyết kết tập, chỉnh lý lại để bảo tồn đến đời sau.
    Chín mươi ngày sau khi đức Phật niết-bàn, Ca-diếp chủ trì cuộc đại kết tập Tam tạng thánh điển lịch sử tại thạch động nổi tiếng Tất-ba-la-diên. Ngày nay, chúng ta còn được xem Tam tạng giáo lý vĩ đại Kinh, Luật, Luận, thật sự không thể không cảm tạ ơn đức cao dày khó nhọc của ngài.
    Ðức Phật diệt độ, Ca-diếp lên thay Phật lãnh đạo Tăng đoàn. Ngài tiếp tục nỗ lực trong suốt gần ba mươi năm, khi ấy ngài đã hơn một trăm tuổi.
    Thấy Phật giáo đã hưng thịnh, tiền đồ rực rỡ huy hoàng, ngài đến chỗ Tôn giả A-nan bảo:
    - Này A-nan! Sau này ông là vị tổ thứ hai của Thiền tông, trách nhiệm hoằng dương chánh pháp sẽ do ông gánh vác.
    A-nan hỏi:
    - Thế còn ngài?
    Ca-diếp cười đáp:
    - Tạm thời tôi đến núi Kê-túc tọa thiền, tự mình muốn tinh tấn tu tập thêm.
    Cáo biệt A-nan xong, ngài vận thần thông bay lên không, đến tám ngôi bảo tháp thờ Xá-lợi của Phật, mỗi tháp đảnh lễ cúng dường một lần để bái biệt.
    Ðảnh lễ tháp Phật xong, ngài mang y bát lúc sanh tiền của Phật một mình đi về hướng núi Kê-túc, phía tây nam thành Vương-xá. Khi đến nơi, ba ngọn núi hình móng gà bỗng mở ra, giữa khoảng trống xuất hiện một bàn thạch, ngài nhẹ nhàng bước vào. Lúc ấy, hoa trời tung rơi ba ngọn núi tự nhiên khép lại.
    Ca-diếp muốn tọa thiền ở đó đợi đến năm mươi sáu ức năm sau, khi đức Phật Di Lặc hạ sanh, ngài sẽ trở ra tiếp tục phụng sự Phật pháp.
    Trước đây không lâu, ở Pháp có vị học giả bác sĩ Bách-cách-sâm (Bergson) đến Ấn Ðộ chiêm bái Thánh địa. Khi lên núi Kê-túc, ông còn tận mắt thấy Tôn giả Ca-diếp, đồng thời thỉnh vấn và qui y với ngài.
    Ðiều đó cho thấy, Tôn giả Ca-diếp vẫn còn lưu lại nhân gian hoằng dương Phật pháp.
     
  8. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Khổng Tử


    Khổng Tử
    Họ tổ tiên:
    (姓) Tử¹ (子)
    (Bính âm: Zǐ)
    Họ gia đình:
    (氏) Khổng (孔)
    (Bính âm: Kǒng)
    Tên:
    (名) Khâu (丘)
    (Bính âm: Qiū)
    Tên tự:
    (字) Trọng Ni (仲尼)
    (Bính âm: Zhòngní)
    Tên thuỵ:
    (謚) Chí thánh tiên sư²
    (Ch: 至聖先師 ;
    Bính âm: Zhìshèng Xiānshī)
    Danh hiệu: Khổng Tử³
    (Ch: 孔子,
    ít sử dụng hơn 孔夫子;
    Bính âm: Kǒngzǐ, ít sử dụng hơn
    Kǒng Fūzǐ ;
    WG: K'ung-tzu, ít sử dụng hơn
    K'ung fu-tze)
    1Từ Trung Quốc này (子), họ tổ tiên
    Khổng Tử, không nên nhầm lẫn với từ
    "tử" như được sử dụng trong danh hiệu của Khổng Tử "Khổng
    Tử" (孔子). Đó là hai từ khác nhau được viết
    bằng cùng ký tự trong tiếng Trung Quốc. Tử là
    họ của triều đình nhà Thương.[cần dẫn nguồn]

    2 Tên thụy từ 1530. Trong giai đoạn 1307
    và 1530, tên thụy của ông là: "Đại Thành
    Chí Thánh
    Văn Tuyên Vương" (大成至聖文宣王) đó là
    tên ngôi mộ của ông.

    3 La tinh hóa thành "Confucius".

    Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子;[1] 27 tháng 8 âm, 551 – 479 TCN)[2] là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.[3][4][5]

    Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, bình thiên hạ", sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành "Confucius". Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.

    Các bài giảng của Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những "mẩu chuyện cách ngôn ngắn", được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời do các học trò của ông ghi chép lại. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh).

    tiểu sử
    Tam thập nhi lập; (三十而立)
    Tứ thập nhi bất hoặc; (四十而不惑)
    Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; (五十而知天命)
    Lục thập nhi nhĩ thuận; (六十而耳順)
    Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (七十而從心欲,不踰矩)
    (Luận Ngữ)
    Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni 仲尼, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ[8] (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo, nhưng thực tế gia đình ông có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.

    Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.

    Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của nhà nước. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
     
  9. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    lên cho mọi người ngâm cứu nè
     
  10. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Bạn đã nhìn thấy đầy đủ Thập bát La Hán chùa Tây Phương chưa ? Hôm nay huycuong mời các vị phật La Hán này về đây để mọi người cùng chiêm ngưỡng nhé !
    Thật ra thì đây là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân người Trung Quốc. Những bức tượng La Hán vẻ đẹp oai nghiêm và thánh thiện làm sao !
    Chắc Quạ Đen không thể kiềm nén cảm xúc được rồi !...
    Con nghe âm vang lời thiêng Đức Phật
    Thấm cuộc đời chứa đựng cả huyền cơ
    Thế thái nhân tình như một giấc mơ
    Ta đi giữa hư vô và thực tại
    Ai có thể sống trường tồn mãi mãi
    Màu thời gian nhuộm mái tóc pha sương
    Nhân sinh đó cõi tạm vô thường
    Ta nương náu trồng cây chờ đạt Quả....

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]


    Tổng cộng : lần thực hiện
     
  11. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    tiếp tục lên để mọi người tham khảo nè
     
  12. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    lên nào....................................

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
     
  13. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    bàn thờ ông địa nhà huycuong có kích thước 1mx1m được làm từ gốc hương nguyên khối.đục sóc và đào tiên thể hiện tài lộc và sóc thể hiện sự sống sung túc.
    trang trí bàn thờ ngoài thần tài và thổ địa ra còn có 2 cụ cóc thiềm thừ đang nhả tiền vào chén.hi.2 bên huycuong còn treo 2 day mai hoa kim tiền .rất có ý nghĩa về phong thủy.đây là 1 số hình ảnh mới của bàn thờ.lên cho phố xem và tham khảo


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
     
  14. vancanh1080

    vancanh1080 Member

    Tham gia ngày:
    9/8/11
    Bài viết:
    660
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    hình có nghệ thuật, điêu khắc rất tài tình, bái phục
     
  15. vancanh1080

    vancanh1080 Member

    Tham gia ngày:
    9/8/11
    Bài viết:
    660
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    nội dung dài quá, không hiểu hết nổi
     
  16. restyles

    restyles New Member

    Tham gia ngày:
    9/5/12
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bài viết hay ý nghĩa
     
  17. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    có thời gian thì anh nên đọc từng bài mỗi lần thì nên tìm hiểu về một nhân vật nào đó thôi.anh đọc hết sao nhớ nỗi và hiểu nỗi.1 lần 1 nhân vật thôi anh nhé.cảm ơn anh đã quan tâm.chúc anh vui vẻ
    có thời gian nghiêng cứu cái này cũng hay và ý nghĩa lắm đấy,sau này còn dạy cho con cháu nữa nè.hi.thanks đã tham khảo nè
     
  18. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    len cho cả nhà ngâm cứu nào
     
  19. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    lên nào.............................
     
  20. huycuong

    huycuong Nghệ sỹ NTC

    Tham gia ngày:
    1/3/10
    Bài viết:
    2,834
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    khay trà .gỗ hương và gỗ gõ cà te.kích thước 80cm và rộng 45cm.dầy gần 10cm uống trà đàm đạo là tuyệt vời.cả nhà vào mà chọn nào.

    giá chỉ 1300k 1 cái quá rẻ quá độc và quá chất.hihi.[/COLOR][/SIZE]


    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]