Đối tác - Liên kết

" Thời bao cấp " :kinh dị nhiều tập^_^

Thảo luận trong 'Xóm nhà lá' bắt đầu bởi E71XXX, 27/11/12.

  1. E71XXX

    E71XXX Moderator

    Tham gia ngày:
    22/9/09
    Bài viết:
    3,895
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    48
    Kinh dị 'chuyện ấy' thời bao cấp

    Vào cái thời tình dục được ‘cởi trói’ đến mức không thể thoáng hơn, thật khó hình dung chỉ cách đây vài chục năm, ‘chuyện ấy’ lại nguy hiểm đến thế.

    Muốn hại nhau, dán tem “hủ hóa”
    Hủ hóa là từ rất đặc trưng của thời bao cấp, dành để chỉ quan hệ nam nữ không chính đáng. Bây giờ chúng ta thường nghĩ, chỉ có ngủ với vợ/chồng người khác, hay làm “chuyện ấy” với hình thức mua – bán dâm, mới là không chính đáng. Còn thời đó, dù có yêu nhau và tự nguyện hiến dâng, dù cả hai là trai chưa vợ gái chưa chồng mà dám “trao thân” thì cũng là hủ hóa, và hủ hóa là một tội lớn.
    “Đến yêu nhau còn phải báo cáo tổ chức nữa là… Mà báo cáo nghĩa là tổ chức cho phép anh chị tìm hiểu nhau để tiến tới hôn nhân. Chừng nào chưa cưới mà dám làm chuyện trên bộc trong dâu thì đó là sa đọa về đạo đức, tội rất nặng”, ông Tuyên, 75 tuổi, cán bộ ngành thuế về hưu, nói.
    “Tôi đã mấy lần tham dự cuộc họp xử lý cán bộ hủ hóa. Kiểm điểm lên kiểm điểm xuống, hết bị ‘đấu tố’ thì nhận ‘án’ hạ lương, đợt tăng lương sau cũng không được xét. Ai có tí chức tước thì không mất chức cũng hạ bậc, ai đảng viên thì bị khai trừ, nói chung là thân bại danh liệt. Bị kỷ luật về các tội khác còn đỡ chứ tội đó thì chả dám ngẩng mặt lên nhìn ai, nhục nhã lắm”.
    “Gần nhà tôi có một ông, trước làm phó giám đốc một công ty quan trọng lắm. Ông này được cho là có tài và năng nổ. Ai cũng bảo khi giám đốc thăng chức chuyển đi thì thể nào ông cũng được thế vào đấy. Nhưng khi cái ghế đó sắp lọt vào tay thì ông bị bắt quả tang hủ hóa với một nhân viên. Thế là ông ấy bị điều đi nơi khác ngay, làm phó phòng quèn”.
    Trước mỗi đợt bình xét hay sắp đến kỳ thăng cấp, bổ nhiệm, rất hay có các nhân vật tiềm năng bị tố cáo tội hủ hóa. Của đáng tội, con người của bây giờ, của mấy chục hay mấy nghìn năm trước thì vẫn vậy, đều có nhu cầu tình dục, đều đầy kẻ ham của lạ và có máu ngoại tình, và luôn có kẻ sẵn sàng làm liều, hoặc nghĩ mình có đủ khôn khéo và quyền lực để che mắt thế gian. Thế nên dù có khắt khe đến đâu, các vụ hủ hóa vẫn tồn tại và bị phát hiện. Thậm chí nếu không có, nhiều khi người ta cũng cố làm cho thành có.

    [​IMG]Ảnh minh họa
    Bà Mai Huê, 69 tuổi, kể lại mối oan của mình hồi còn trẻ: “Hồi đó tôi chỉ là kỹ thuật viên quèn, nên chả ai thèm hại tôi. Nhưng họ muốn hại người khác nên tôi bị vạ lây. Chẳng là tôi và anh trưởng phòng là đồng hương, biết nhau từ nhỏ. Anh ấy rất thương tôi vì tôi có tật ở mắt nên không lấy được chồng. Anh ấy vợ đẹp, con khôn, đời nào có tình ý với đứa xấu xí như tôi. Ấy vậy mà người ta vẫn giăng bẫy thành công để buộc tội anh ấy hủ hóa với tôi”.
    Hậu quả của ngón đòn đó là người đàn ông kia hết đường thăng tiến, lại còn bị bêu riếu vì “ăn tạp”.
    Những cuộc “săn bắt”
    Hồi tôi còn nhỏ, sống trong khu tập thể một trường đại học, thỉnh thoảng lại nghe mọi người xôn xao chuyện mới có cặp đôi sinh viên bị bắt quả tang đang “bậy bạ” trên sân thượng khu cao tầng, cả hai bị “giữ nguyên hiện trường” mà trói lại, mang đi giải quyết. Có sẽ không phải “sự vụ” nào cũng có thật, nhưng điều có thật khiến rất nhiều người thời đó ám ảnh là sự tồn tại những lực lượng “truy bắt hủ hóa”, nói trắng ra là đi rình bắt quả tang người ta làm chuyện ấy với nhau.
    Bà Mai Thanh, 55 tuổi, sống ở một tỉnh miền Trung, kể lại: “Chính tôi chứng kiến một vụ bắt hủ hóa, vì nhà tôi ở gần bãi phi lao nơi các đôi yêu nhau hay đến tâm sự. Đôi trai gái bị 4 – 5 người hầm hầm giận dữ vây quanh, áo chưa kịp mặc xong nhưng những người bắt giữ họ không cho cài nốt cúc, bắt phải phơi mình cho nhục nhã mà chừa cái thói dâm ô, trụy lạc. Cả trẻ con cũng đổ ra xem rồi cười nói chỉ trỏ. Chứng kiến nỗi nhục của họ mà tôi thấy xót xa”.
    Nhà ở gần “điểm hẹn” nên bà Thanh thường thấy đội “săn bắt” đi qua. Họ đi lặng lẽ, thấy người ta tâm sự, thậm chí ôm nhau một chút thì chỉ ra hiệu cho nhau áp sát chứ không làm gì, nhưng hễ có dấu hiệu “thân mật” hơn là ra tay lập tức. Vì thế, hễ thấy đôi nào dắt nhau ra bãi phi lao là bà thon thót lo cho họ.
    Ông Nguyễn Mại, 63 tuổi, sống ở Nam Định, kể về lần vượt đường xa thăm bạn gái. Lâu không gặp nhau, họ đưa nhau ra bụi cây cách khá xa khu tập thể dành cho cán bộ công nhân viên để tâm sự cho thỏa nỗi nhớ. Hai người tuổi đang xuân, gần nhau như thùng thuốc *** sắp nổ, nhưng nỗi sợ vẫn lớn hơn nên chả dám “vượt rào”.

    Rồi họ trải tấm nylon xuống cát, nằm bên nhau rỉ rả trò chuyện. Lát sau không kìm được, ông Mại quay sang, quàng tay qua vai người yêu. Lập tức có ba bốn bóng đen xông ra, kẻ soi đèn pin, người thúc gậy, dí đòn gánh vào họ, cất tiếng hô lạnh: “Nằm im. Mời anh chị ra ủy ban giải quyết”.
    “Lúc đó chúng tôi may quần áo còn nguyên, lại đã báo cáo chuyện yêu đương với tổ chức rồi nên chỉ bị kỷ luật nhẹ. Hú vía!”, ông Mại nói. Nhưng cũng từ đó, hễ đi với người yêu, lúc nào ông cũng nhớn nhác nhìn trước ngó sau như sợ bị phục kích, cho dù họ đang đèo nhau bằng xe đạp, và bạn gái ông ngồi thẳng đờ, tay khoanh trước ngực rất đoan trang. Ông cũng chẳng dám hẹn người yêu ra chỗ vắng nữa. Hai người cứ ngồi giữa “thanh thiên bạch nhật”, đua nhau bẻ ngón tay răng rắc.
    Chôn vùi đời hoa
    Bây giờ nhắc lại thời bao cấp, đa phần người ta chỉ cười như cười một thời gian khó đã qua. Nhưng với một số người, bi kịch họ nhận được thời đó vẫn chưa kết thúc, trong đó có bạn thân của bà Hạnh, cán bộ nghỉ hưu, sống ở Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội:
    “Nó đẹp lắm, mới vào đại học mà cánh sinh viên nam các trường đã đồn đại rồi đua nhau đến tán”, bà Hạnh kể về bạn mình. “Đến năm thứ hai thì nó yêu một anh khóa trên, vừa đẹp trai vừa lắm tài lẻ. Có lẽ bạn tôi đã không bất hạnh như vậy nếu như trong số những người quyết liệt theo đuổi nó không có một thầy giáo trẻ trong trường”.
    “Khi biết bạn tôi yêu người khác, thầy ấy chẳng những không rút lui mà còn gây ức ép, vừa van xin vừa dọa dẫm. Thậm chí thầy còn nhiều lần nhờ tôi ‘khuyên nhủ’ nó, bảo rằng cậu bạn mà nó yêu ‘có vấn đề tư tưởng’, rồi cuộc đời sẽ chẳng ra gì đâu. Tôi không khuyên, mà khuyên thế nào được nó, nó yêu si mê lắm”.
    “Rồi một hôm mọi người trong khoa ầm ĩ lên về chuyện nó và người yêu bị thầy giáo ấy và mấy cậu sinh viên thân thiết với thầy bắt quả tang hủ hóa. Khi nó trở về phòng, tôi và các bạn hỏi gì nó cũng không nói, nên cũng chẳng biết nó có bị oan không. Nó chỉ câm lặng, cặp mắt rất đáng sợ. Đêm đó mọi người đang ngủ thì nghe một tiếng thịch. Bạn tôi nhảy lầu tự tử. Độ cao vừa phải nên nó không chết, đến giờ vẫn chưa chết, nhưng cuộc đời cũng coi như chấm dứt từ đó”.
    Theo bà Hạnh, người bạn gái hồng nhan bạc phận của bà đã trở thành gánh nặng cho bố mẹ rồi anh trai cho đến tận bây giờ với tình trạng não bị tổn thương sau cú nhảy lầu ấy.
    Cũng là nạn nhân của việc kiểm soát chuyện riêng tư thời bao cấp nhưng bà Châu, nay gần 70 tuổi, không cúi đầu chịu đựng. Hồi đó bà đã trải qua vài mối tình nhưng đều không đi đến đích hôn nhân, chẳng mấy chốc mà đã qua tuổi toan về già. Nhan sắc khiêm tốn, gia đình lại nghèo nên bà Châu gần như hết hy vọng kiếm được tấm chồng “khá khẩm”, mà những ông tệ quá thì bà không chịu lấy.
    Rồi bà yêu một người đàn ông có vợ. Vợ ông ta chẳng có tội gì ngoài cái tội đau yếu liên miên, không đáp ứng được cho chồng cái “khoản kia”. Thời bao cấp, ly dị cũng là chuyện lớn, nhất là bỏ vợ đau yếu vì bồ bịch với người khác lại càng không thể chấp nhận được. Vì thế chuyện tình của họ diễn ra trong bóng tối. Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, hai người bị lôi ra cơ quan sỉ vả, kiểm điểm liên tục.
    Bà Châu tâm sự: “Dĩ nhiên là tôi sai, nhưng tôi chỉ sai với vợ của ông kia chứ có làm thiệt hại đến ai khác đâu. Trong khi bà kia chẳng nói gì thì những kẻ khác lại nhảy dựng lên, nhục mạ tôi trong hết cuộc họp này đến cuộc họp khác, trong khi ai cũng biết trong số đó có mấy người tư cách chẳng ra gì, cũng làm đầy chuyện bậy bạ”.
    “Lúc đầu tôi cũng định cứ ngoan ngoãn kiểm điểm cho qua chuyện, nhưng sau điên quá không chịu nổi. Trong cuộc họp, tôi bảo, tôi cứ tưởng ‘cái ấy’ của tôi thì cơ quan không quản lý chứ nhỉ, tôi muốn dùng nó thế nào, cho ai hay không cho ai là việc của tôi chứ, bây giờ các vị lại còn biểu quyết chỉ đạo tôi sử dụng ‘cái ấy’ của tôi như thế nào à?. Dĩ nhiên nói câu ấy là tội chồng thêm tội rồi, nhưng tôi chả cần. Tôi bỏ biên chế, ra ngoài kiếm ăn. Cũng khốn đốn vật vờ mất gần chục năm, sau mới ổn dần dần”.
    Bà Châu bảo, bà kể lại những chuyện này cũng chỉ để giới trẻ biết thế hệ trước từng sống như thế nào, còn những cảm xúc buồn phiền hay giận giữ đã theo thời gian mà phai nhạt từ lâu
    theo Xzone
     
  2. E71XXX

    E71XXX Moderator

    Tham gia ngày:
    22/9/09
    Bài viết:
    3,895
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    48
    Nhớ hồi ở Lạc Long Quân có nhà bác 7 chuyên chứa gái ,các bác xuống bắt muốn giữ nguyên hiện trường là lấy cây hoặc tay xiên vào giữa không cho kéo quởn lên được gọi là giữ nguyên hiện trường ,khỏi chối nhé =))
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/12
  3. E71XXX

    E71XXX Moderator

    Tham gia ngày:
    22/9/09
    Bài viết:
    3,895
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    48
    Ảnh hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam

    Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn kéo dài đến những năm đầu thập niên 1990.

    Những hình ảnh về một giai đoạn mà đời sống sinh hoạt, kinh tế, xã hội diễn ra đã cách đây vài chục năm. Lúc đó, hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, chưa được mua bán tự do trên thị trường, người dân chưa được phép vận chuyển hàng từ địa phương này sang địa phương khác.
    [​IMG]
    Xếp hàng gửi xe trước khi vào mua hàng.

    [​IMG]
    Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước.

    [​IMG]
    Các mậu dịch viên chuẩn bị hàng hóa, giá cả trước khi phục vụ người dân.

    [​IMG]
    Mua đồ gia dụng.

    [​IMG]
    Quầy bán vải

    [​IMG]
    Mua đồ gia dụng.


    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Đài phát thanh là một thứ hàng xa xỉ ngày đó.

    [​IMG]
    Tiền mặt hạn chế sử dụng ở thời kỳ này, thay vào đó là hình thức tem phiếu.

    [​IMG]
    Phiếu mua thịt

    [​IMG]
    Phiếu mua vải. Mức mua giới hạn nhiều nhất là 1 mét, và tối thiểu là 10 cm.

    [​IMG]
    Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ... với trọng lượng tương đương ghi trên tem.

    [​IMG]
    Có thể mua các phụ tùng xe đạp bằng tấm phiếu này.

    [​IMG]
    Tem lương thực trị giá mua cho 25 gram lương thực.

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.

    [​IMG]
    Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua: dầu hỏa, củi, than... Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.

    [​IMG]
    Sổ mua lương thực hay còn gọi là sổ gạo, thời kỳ này viên chức Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện từ đây: Mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Quy định của Nhà nước trong việc dùng tem phiếu.

    [​IMG]
    Một bài báo về chỉ dẫn mua hàng tết bằng tem phiếu.



    Theo GDVN
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/12
  4. E71XXX

    E71XXX Moderator

    Tham gia ngày:
    22/9/09
    Bài viết:
    3,895
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    48
    Bên trong nhà 'có điều kiện' thời bao cấp có gì?

    (VTC News) - Những vật dụng thời bao cấp gợi nhớ nhiều kỷ niệm với các gia đình. Những gia đình khấm khá thời bao cấp thường có xe đạp, tủ lệch, tivi Hitachi...

    [​IMG]
    Tủ lệch là kiểu tủ được những gia đình có điều kiện đặt ở phòng khách

    [​IMG]
    Tivi Hitachi vỏ đỏ

    [​IMG]
    Bếp dầu và ấm điện những vật dụng tương đối xa xỉ thời bao cấp

    [​IMG]
    Radio

    [​IMG]
    Quạt tai voi

    [​IMG]
    Mũ cối

    [​IMG]
    Dép nhựa Tiền Phong

    [​IMG]
    Dép tông Lào

    [​IMG]
    Đồng hồ Poljot

    [​IMG]
    Xe cup

    [​IMG]
    Xe Simson

    [​IMG]
    Xe Minsk

    [​IMG]
    Xe đạp
    theo VTCnew
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/11/12
  5. E71XXX

    E71XXX Moderator

    Tham gia ngày:
    22/9/09
    Bài viết:
    3,895
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    48
    Nhìn lại Việt Nam thời bao cấp: Xa và gần

    Việt Nam 80 – 00 có 30 bức ảnh của Eva Lindskog chụp quanh cảnh Hà Nội cách đây hơn 20 năm và 15 bức ảnh của hoạ sỹ Lê Thiết Cương chụp rải rác từ năm 2000 đến nay. Đây chỉ là một phần nhỏ trong kho ảnh đồ sộ của họ.

    Eva Lindskog sang Việt Nam từ những năm 1980 và gắn bó với đất nước này từ đó đến nay. Với chiếc máy ảnh du lịch, bà đi khắp nơi, ghi lại những hình ảnh thân quen với người bản địa nhưng lại rất lạ lẫm với một người phụ nữ sinh ra và lớn lên ở một đất nước phát triển. Ảnh của bà là những người ngồi lổn nhổn trên cả nóc tàu, một gánh phở đẩy giản dị, một góc tranh Tết ảm đạm...
    [​IMG][​IMG][​IMG]Những bức ảnh ghi lại các góc độ khác nhau của Hà NộiNhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét nếu ảnh của Eva Lindskog “nhìn từ xa, nhìn từ bên ngoài” thì ảnh của Lê Thiết Cương nhìn từ gần, nhìn từ bên trong. Mỗi bức ảnh anh chụp luôn hiện hữu câu chuyện cuộc đời và số phận của nhân vật. Những hình ảnh này làm cho mỗi người nhớ lại hoặc biết đến một thời chưa xa trong cuộc sống ở Việt Nam, có phần xúc cảm tương tự như xem trưng bày Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp trước đây.
    Với lớp bụi thời gian hơn 20 năm. bỗng dưng khi rõ xem lại, tất cả bức ảnh bỗng trở nên cảm động khôn lường, đây là điều mà Eva Lindskog đã không ngờ tới. Ngẫu nhiên những bức ảnh của bà trở thành những nhân chứng nghệ thuật hiếm hoi cho giai đoạn cuối cùng của thời bao cấp ở Việt Nam.
    "Là người Việt Nam, ngay chính tôi cũng ngạc nhiên và xúc động khi ngắm nhìn những khuôn mặt con người và các cảnh trí của Việt Nam thời bao cấp ấy. Tất cả đều hồn nhiên, đều gần như không có âu lo, không có dục vọng nào ghê gớm khiến người ta phải e ngại". Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét.
    Với hoạ sỹ lê Thiết Cương, anh coi mỗi bức ảnh là một câu chuyện cuộc đời. Gần như mỗi bức ảnh của anh đều cần một lời giải thích ở phia sau. Cách nhìn gần “tinh tướng” của người trong cuộc khiến người nào xem ảnh của anh đều có cảm giác mệt và căng thẳng bởi phải động não. Bên cạnh những bức ảnh được đặt tên kỹ lưỡng, tác giả còn ghi chú những thông tin nhiều ý nghĩa về nhân vật trong ảnh. Bức Tái sử dụng chụp người đàn ông bán đồ chơi máy bay được chú thích: Người đàn ông này bị tật ở chân, anh ấy làm đồ chơi, toàn là máy bay bằng các loại vỏ đồ hộp. Chiếc Boeing bằng lon CocaCola giá 30.000 đồng, một chiếc trực thăng quân sự khoảng 25.000 đ.
    Hay một bức ảnh chụp một người lái xe Babetta được ghi chú rất rõ về tên tuổi và thân phận của nhân vật.
    Trước đó, triển lãm này được trưng bày tại Gallery 39, Lý Quốc Sư, tư gia của hoạ sỹ Lê Thiết Cương. Anh tâm sự, để những bức ảnh này đến được với công chúng, anh đã phải đầu tư gần 200 triệu để in sách.
    Triển lãm Việt Nam 80-00khai mạc chiều 4/1 tại Bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội.
    Triển lãm sẽ mở cửa đến hết tháng 1.
    Hà Thu
    theo thoibaoviet
     
  6. Không biết bơi

    Không biết bơi Moderator

    Tham gia ngày:
    15/12/08
    Bài viết:
    1,134
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    38
    Nghề nghiệp:
    Du lịch
    Xiên vào giữa là sao bác, lúc đó mấy ẻm đâu có mặc quần mà xiên. Có mà xiên thẳng vào giữa hai chân...kinh quá không dám tưởng tượng.
     
  7. nhatrang

    nhatrang Super Moderator

    Tham gia ngày:
    1/1/08
    Bài viết:
    8,846
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    0
  8. nhatrang

    nhatrang Super Moderator

    Tham gia ngày:
    1/1/08
    Bài viết:
    8,846
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    0
    Nhà hàng thời bao cấp tái hiện giữa thủ đô

    Đến ăn cơm trộn khoai, nghe nhạc từ chiếc cassette cũ, xem tivi cửa lùa và thưởng thức gió mát từ chiếc quạt tai voi... là hình ảnh về một nhà hàng ăn uống kiểu mậu dịch mới xuất hiện tại Hà Nội.
    > Clip cửa hàng mậu dịch tân thời


    [​IMG] Nhà hàng ăn uống theo mô hình thời bao cấp mới xuất hiện hơn một tuần nay tại một con phố nhỏ ở Hà Nội. [​IMG] Anh Phạm Quang Minh (sinh năm 1962), chủ quán và là một người chuyên kinh doanh nhà hàng. Mô hình này anh đã ấp ủ từ hàng chục năm nay khi tự sưu tầm và lưu giữ các vật dụng thời kỳ trước đổi mới 1986. [​IMG] Gần đây khi được biết anh sắp mở quán ăn theo mô hình này, nhiều bạn bè của chủ quán đã sẵn lòng gom góp tất cả đồ dùng cũ những năm 80 cho anh. Anh cho biết, mục đích là những hoài niệm về một thời gian khó, ngoài ra muốn giúp cho giới trẻ hiện nay được biết và thưởng thức các món ăn thời tem phiếu nó như thế nào. [​IMG] Một góc không gian của quán được bày biện theo ý nghĩa xếp hàng "đặt gạch" mua lương thực, đong gạo. Trên cao là chiếc xe đạp Vĩnh cửu vẫn còn khá mới. Chủ quán cho biết, mới mở nhưng đã có nhiều khách đến. "Nhiều người rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy nhiều kỷ niệm tại đây", anh Minh nói. [​IMG] Để sưu tầm được nhiều đồ dùng thời bao cấp, có những thứ anh mua với giá khá cao. Chiếc quạt tai voi này chủ quán đã phải bỏ ra 1,2 triệu đồng để được sở hữu. Ngoài ra những chiếc bếp điện Liên Xô, quạt con cóc, cốc, bát tráng men, điện thoại quay tay cũng là những đồ vật khiến nhiều người phải dạt dào kỷ niệm khi nhìn thấy. [​IMG] Các tủ tường nhỏ trong quán bầy các loại tem phiếu, sổ mua lương thực, công trái xây dựng Tổ quốc và tiền cũ... [​IMG] Chiếc tivi cửa lùa hiệu National từng là tài sản lớn trong gia đình mà chỉ có những nhà có điều kiện mới mua được. "Nhớ mãi, thời đó mỗi tối thứ bảy lại tập trung đến nhà nào có tivi để xem phim Trên từng cây số", một vị khách tại quán kể. [​IMG] Radio cassette (M9) chỉ có ở trong những gia đình giầu có thời kỳ sau khi giải phóng 1945. Tại đây, chiếc Cassette vẫn hoạt động được để phục vụ khách. [​IMG] Những câu khẩu hiệu quen thuộc trên đường phố ngày đó cũng được gia chủ cho tái hiện bằng những bảng biển mới. Đèn điện dùng chao tráng men và một số vật dụng khác đều được anh Minh đặt làm trong trường hợp không sưu tầm đủ các hiện vật cần thiết. [​IMG] Khách đến mua hàng sẽ được nhân viên viết lên những tấm phiếu được làm y như tem phiếu thời bao cấp. [​IMG] Anh Minh cũng thổ lộ rằng còn thiếu rất nhiều thứ để cho những vị khách trẻ tuổi hiểu hết được về lứa tuổi các anh sống và sinh hoạt như thế nào trong thời bao cấp. Trong thời gian tới, anh sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm và hoàn thiện thêm cho cửa hàng đặc biệt này. [​IMG] Mâm cơm thời bao cấp phục vụ thực khách với cơm trộn khoai hoặc sắn. Bát đĩa đựng thức ăn đều là những đồ dùng thời kỳ trước đổi mới làm bằng sắt tráng men.
    Hoàng Hà
     
  9. HuuPhu_66

    HuuPhu_66 Super Moderator

    Tham gia ngày:
    8/12/10
    Bài viết:
    23,846
    Đã được thích:
    1,894
    Điểm thành tích:
    113
    thời đó mình chuyên môn cầm sổ xếp hàng chen lấn mua những mặt hàng như là dầu hỏa,gạo,vải,hộp diêm..v.v....nhớ lại "thê thảm" quá..:teeth:
     
  10. E71XXX

    E71XXX Moderator

    Tham gia ngày:
    22/9/09
    Bài viết:
    3,895
    Đã được thích:
    84
    Điểm thành tích:
    48
    Giờ đâu ai biết cái mặt "như mất sổ gạo" là gì đâu nhỉ ? :21: