Đối tác - Liên kết

Văn Hóa Xã Hội Khánh Hòa

Thảo luận trong 'Giới thiệu Nha Trang - Khánh Hoà' bắt đầu bởi AnDen, 16/1/08.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. AnDen

    AnDen "Trùm Cuối!!!"

    Tham gia ngày:
    16/7/07
    Bài viết:
    4,364
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    63
    [​IMG]
    Cùng với việc phát triển các mặt kinh tế-xã hội, trong những năm qua, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa-xã hội không ngừng được đầu tư và ngày càng thu được nhiều kết quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

    Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tiến hành tốt, ngành văn hóa thông tin đã tiến hành 18.000 giấy phép các loại và tiến hành 38.700 lượt kiểm tra kiểm soát, kịp thời chấn chỉnh các trường hợp sai phạm. Đặc biệt, từ khi triển khai Nghị định 87-88/CP của Chính phủ, công tác quản lý văn hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp. Công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị luôn được tiến hành đa dạng phong phú. Đặc biệt công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng khóm văn hóa, cơ quan văn hóa ngày càng được nhân rộng. Đến nay, toàn tỉnh có 183.375 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa các cấp; có 380/691 làng, khóm, khu phố phát động phong trào xây dựng làng, khóm văn hóa (trong số đó có 125 làng, khóm, khu phố qua hoạt động được công nhận là làng, khóm, khu phố văn hóa cấp huyện, thị, thành phố và 52 đơn vị được công nhận đạt danh hiệu làng, khóm, khu phố văn hóa cấp tỉnh). Về cơ quan văn hóa, đến nay toàn tỉnh có 680 cơ quan đơn vị đăng ký xây dựng cơ quan văn hóa, trong đó 252 cơ quan đơn vị đạt danh hiệu cơ quan văn hóa cấp tỉnh .


    Là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, đồng thời Khánh Hòa cũng là vùng đất có nhiều chiến khu, căn cứ cách mạng. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch và phục vụ nhân dân, những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, việc đầu tư về mọi mặt để phát triển các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp luôn được chú trọng. Cả 3 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp (gồm: Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, Đoàn nghệ thuật Tuồng, Đoàn Dân ca kịch Khu 5 hằng năm đều được đầu tư kinh phí dàn dựng chương trình mới. Ngoài việc phục vụ du lịch, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, hàng năm các đoàn được giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể để phục vụ nhân dân trong tỉnh, trong đó có địa bàn miền núi, hải đảo với sự vươn lên không ngừng, những năm qua các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh được tặng thưởng nhiều huy chương vàng, huy chương bạc tại các liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa tổ chức và có 10 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, tổng số nghệ sĩ ưu tú của tỉnh lên 13 người.


    [​IMG]

    Cùng với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, phong trào nghệ thuật quần chúng những năm qua không ngừng phát triển ở các địa phương cũng như ở các cơ quan xí nghiệp, trường học. Liên tục nhiều năm qua, qua hội thi thông tin cơ sở và hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng ở các Huyện, Thị, Thành phố, đều tổ chức Hội thi thông tin và Hội diễn, Liên hoan văn nghệ quần chúng toàn tỉnh. Đây là dịp để các đội giao lưu, học hỏi, nâng cao chất lượng, đồng thời phát huy hiệu quả qua các liên hoan, hội thi này, các đoàn đã tổ chức thành các đợt biểu diễn phục vụ nhân dân. Đối với huyện đảo Trường Sa, hàng năm nhân chuyến công tác của các đồng chí lãnh đạo tỉnh đi thăm và làm việc, tỉnh đã kết hợp, cử các đoàn nghệ thuật ra giao lưu, phục vụ. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết Trung ương 5, tỉnh đã đầu tư xây dựng 6 đội chiếu bóng lưu động. Đây là loại hình hoạt động khá linh hoạt, mỗi năm đã tổ chức gần 1000 buổi chiếu bóng ở những địa bàn hẻo lánh, miền núi, những nơi mà các loại hình nghệ thuật khác khó hoạt động. Chỉ tính riêng từ năm 1999 đến nay, 6 đội chiếu bóng lưu động đã thực hiện 7.249 buổi chiếu phục vụ 1.570.700 lượt người xem. Cũng qua những buổi phục vụ, các đội chiếu bóng lưu động, vào trước buổi chiếu, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những thông tin thời sự về kinh tế - xã hội đã được tuyên truyền giới thiệu, góp phần vào việc làm chuyển đổi nhận thức của nhân dân.


    Thư viện tỉnh, Nhà Văn hóa tỉnh và hệ thống thư viện, nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt văn hóa ở cơ sở tiếp tục được đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Riêng hệ thống thư viện hiện nay, Khánh Hòa có thư viện khoa học tỉnh và 8 thư viện huyện, thị, thành phố. Nếu năm 1989 Thư viện tỉnh chỉ có 90.000 bản sách thì đến nay đã có 372.000 bản sách, 300 tờ báo và tạp chí. Thư viện tỉnh cũng đang xây dựng thư viện điện tử-kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Trong nhiều năm qua, mỗi năm cùng với Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, các Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa đã mở hàng chục lớp đào tạo và bồi dưỡng về văn hóa nghệ thuật, tin học v.v... cho cơ sở. Đặc biệt, cùng với nhiều hoạt động văn hóa-văn nghệ mang tính giao lưu, những năm gần đây phong trào xây dựng các loại hình câu lạc bộ đã được phát triển khá mạnh ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 200 câu lạc bộ như Câu lạc bộ "Nông dân sản xuất giỏi, Câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 , Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản, Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội, Câu lạc bộ gia đình văn hóa, Câu lạc bộ ông-bà-cháu v.v...". Những câu lạc bộ trên sinh hoạt với những nội dung ***g ghép khá phong phú và đã trở thành một loại hình quan trọng trong lĩnh vực văn hóa, góp phần tạo nên nếp sống vui tươi lành mạnh, vận động nhân dân thực hiện tết các chính sách của Nhà nước .


    Công tác bảo tồn, bảo tàng và quản lý di tích có nhiều tiến bộ. Cùng với việc giúp đỡ tạo điều kiện để một số nhà truyền thống ở cơ sở hoạt động, trong 15 năm qua, Nhà Bảo tàng tỉnh đã tổ chức hàng chục đợt trưng bày, thu hút hàng chục ngàn khách tham quan, phối hợp với Viện Khảo cổ học Trung ương khai quật di chỉ văn hóa Hòa Diễn- Cam Ranh thu được hàng trăm hiện vật qui .


    Ngoài việc quản lý 11 di tích văn hóa- lịch sử đã được Bộ Văn hóa-thông tin xếp hạng là di tích quốc gia, đến nay toàn tỉnh đã có trên 500 điểm là di tích hoặc có dấu hiệu di tích được lập hồ sơ bước đầu để phân loại và phân công quản lý theo qui định của Luật bảo vệ di sản. Một số di tích dược trùng tu tôn tạo và các căn cứ cách mạng, chiến khu đã được xây dựng bia tưởng niệm trong đó có: căn cứ Đồng Bò, căn cứ Hòn Dữ, chiến khu Hòn Hèo, chiến khu Đá Bàn v.v... Ngoài ra một số hầm bí mật nơi các đồng chí lãnh đạo cách mạng qua các thời kỳ sống và làm việc cũng được đầu tư khôi phục để giáo dục truyền thống. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, nhiều di tích văn hóa lịch sử được tiến hành khai thác phục vụ khách du lịch. Nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ du lịch cũng bước đầu được triển khai.

    [​IMG]


    Công tác sưu tầm, nghiên cứu giới thiệu văn hóa phi vật thể tiếp tục được thực hiện. Ngoài việc tiến hành công trình nghiên cứu về chữ viết của mười Rắc-lây, trong những năm qua nhiều truyện cổ, trường ca và các loại hình văn hóa dân gian khác đã được đầu tư nghiên cứu, sưu tầm, trong đó có một số công trình được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá cao và trao tặng giải thưởng hàng năm. Đặc biệt, nhiều lễ hội dân gian ở các địa phương trong tỉnh đã được khôi phục, trong đó có lễ hội Tháp bà Pônagar, lễ hội Am Chúa, lễ hội Cầu ngư, Đàn xà trẫm mộc v.v... tạo nên nếp sinh hoạt văn hóa đa dạng, phong phú, góp phần tết vào công tác giáo dục truyền thống và phục vụ khách du lịch. Riêng trong dịp kỷ niệm 350 năm vùng đất Khánh Hòa hình thành và phát triển, một lễ hội hoành tráng với sự tham gia diễn xuất của hơn 3000 diễn viên được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 đã tạo nên sự phấn khởi lớn trong các tầng lớp nhân dân của tỉnh trước sự phát triển đi lên của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử cách mạng.


    Đáng chú ý là từ năm 1989 đến nay, cùng với việc xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở làm việc của ngành văn hóa-thông tin từ tỉnh đến cơ sở, hàng chục công trình văn hóa đã được đầu tư xây dựng hoặc trùng tu, tôn tạo. Trong số đó có 61 Nhà bưu điện văn hóa xã, Thư viện Khoa tỉnh, Thư viện huyện Trường Sa, Công viên nước Phù Đồng ở bờ biển Nha Trang, tượng đài Chiến thắng 2-4, tượng đài tưởng niệm Ngày Khánh Hòa kháng chiến (23-10-1945), tượng đài tưởng niệm về ngày truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa (16-7-1930) tại Ninh Hòa, xây dựng bia tưởng niệm tại các chiến khu Hòn Hèo, Đá Bàn, Đồng Bò, Hòn Dữ, xây dựng đền thờ Trần Quy Cáp và trùng tu Tháp bà Pônagar, Lăng Bà Vú, đền thờ Trịnh Phong, cổng Đông, cổng Tây thành cổ Diên Khánh, đình Phú Càng... Hàng chục công trình văn hóa phi vật thể cũng đã được đầu tư nghiên cứu, xuất bản, giới thiệu, trong số đó có: "Địa chí Khánh Hòa", "Tiềm năng văn hóa phi vật thể Khánh Hòa", "Diện mạo văn hóa Khánh Hòa"... Hiện nay, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Khánh Hòa, các hoạt động của ngành văn hóa-thông tin đang tiếp tục được đầu tư nhằm tạo nên những chuyển biến mới góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.


    Theo Dư địa chí Khánh Hòa
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.